Lượt Truyện Đại Sư Thiếu Khang-Tổ Thứ Năm Tông Tịnh Độ

Lược Truyện
Đại Sư Thiếu Khang
Tổ Thứ Năm Tông Tịnh Độ

Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.

Ngày Đại sư sanh ra hào quang xanh khắp nhà tỏa ra mùi hương thơm của hoa Phù Dung. Đại sư có tướng mạo trang nghiêm, môi đỏ, mắt xanh, thông minh, khả ái. Thơ bé có vẻ khác thường, không giống như những đứa trẻ khác, không thích vui đùa, thường mỉm cười, ngồi ngay ngắn. Mọi người biết sư đều nhận ra sư có vẻ của một vị tướng.

Lên bảy tuổi vẫn chưa nói năng. Một hôm, mẹ sư dắt sư đến lễ Phật ở chùa Linh Sơn. Mẹ hỏi sư: “ Con biết tượng Phật không”? Đại sư bỗng nhiên đáp: “ Đây là Phật Thích Ca Mâu Ni”. Mẹ sư nghe xong rất ngạc nhiên, biết con mình nhất định là có đủ căn lành từ đời trước và có duyên với Phật nên liền cho con xuất gia tu hành

Năm 15 tuổi, sư thọ giới, học luật, sau năm hạ đã thông hiểu nghĩa lý sâu mầu của năm bộ kinh lớn như kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm..v.v.

Năm 20 tuổi, sư đến chùa Long Hưng phủ Giang Ninh tỉnh Giang Tô để học kinh Hoa Nghiêm và Luận Du Già. Sau sư du phương khắp nơi để tham học với các bậc thiện tri thức

Vào niên hiệu Trinh Nguyên thứ nhất đời nhà Đường (năm 785), sư đến chiêm bái và tham học tại chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, thấy văn tự trong điện Phật phóng ra ánh sáng, tìm xét kỹ thì phát hiện nơi phát ra ánh sáng chính là từ quyển Tây Phương Hoá Đạo Văn của Đại sư Thiện Đạo, sư liền cung kính khấn nguyện: “ Nếu có duyên với Tịnh Độ thì hãy khiến cho tập sách này phát quang lần nữa”. Khấn nguyện xong thì hào quang lại hiện ra sáng rỡ. Trong hào quang ẩn hiện vô số hóa Phật và Bồ Tát. Sư thấy tướng lành ấy liền phát nguyện: “ Kiếp thạch có hết, (1) nguyện con không thay đổi”.

Từ đó trở đi, sư noi gương theo Đại sư Thiện Đạo, quy tâm Tịnh Độ để bày tỏ lòng mình sư bèn đến chùa Quang Minh ở Trường An, đến nhà tưởng niệm bia ký và tôn tượng của Đại sư Thiện Đạo để chiêm ngưỡng lễ bái. Bỗng nhiên thấy tượng chơn thân của Đại sư Thiện Đạo bay lên hư không bảo với Đại sư rằng: “ Ngươi y như sự hành trì của ta làm lợi lạc cho hữu tình thì công đức của ngươi, đồng sanh nơi An Dưỡng.”(Nghĩa là hãy noi và học phương pháp giáo hóa của ta mà giáo hóa khắp tất cả hữu tình thì công giáo hóa của ngươi liền được cùng với ta đồng sanh thế giới Cực Lạc, được thánh hiển gia trì của Đại sư Thiện Đạo lại củng cố thêm lời thệ nguyện trọn đời hoằng dương Tịnh Độ của Đại sư).

Sau Đại sư đi xuống phương Nam đến huyện Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc tại chùa Quả Nguyện gặp một vị tăng nói với sư: “ Thầy muốn giáo hóa chúng sanh thì hãy đi Tân Định”. (2) Nói xong vị ấy liền biến mất. Đại sư y lời của vị tăng đến Tân Định ( Nay là thành phố Kiến Đức, tỉnh Chiết Giang) khéo hiển bày sự giáo hóa độ khắp chúng sanh. Sau Đại sư hành khất được một số tịnh tài, khuyến khích bọn trẻ rằng: “ Phật A Di Đà là Bổn sư của con, con niệm một danh hiệu Phật thì ta cho con một tiền”. Bọn trẻ vì tiền đua nhau niệm. Sau mấy tháng niệm Phật, bọn trẻ càng tăng tiến. Đại sư lại khéo khuyến tấn: Niệm mười câu cho một tiền. Cứ như thế, trải qua một năm khuyến hoá, nam nữ già trẻ khắp vùng Tân Định gặp Đại sư Thiếu Khang họ đều niệm A Di Đà Phật, nơi nơi được nghe danh hiệu Phật. Vì vậy, Phong trào Niệm Phật ở Chiết Giang trở nên hưng thịnh.

Đại sư thấy cơ duyên chín muồi ở núi Ô Long, sư kiến lập đạo tràng Tịnh độ, xây dựng giảng đường ba tầng để giáo hóa chúng sanh. Mỗi ngày trai giới thiện nam tín nữ vân tập đến để được sư giáo hóa có đến hơn ba ngàn người. Mỗi khi lên tòa giảng, Đại sư cao thinh xướng niệm A Di Đà Phật, mỗi một tiếng niệm nhiều người trong hội chúng thấy từ trong miệng Đại sư hiện ra một vị Phật, tụng liên tục mười tiếng thì hiện mười Phật, giống như tràng hạt châu. Đại sư nói với đại chúng rằng: “ Các ngươi thấy Phật, nhất định được vãng sanh”. Chúng đệ tử nghe lời thọ ký họ đều hoan hỷ lạ thường lại thiết tha niệm Phật. Trong chúng cũng có một số ít chưa thấy Phật buồn cảm tự trách, nhân đó càng thêm tinh tấn niệm Phật gấp bội lần.

Tháng 10, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 21 thời nhà Đường, Đại sư Thiếu Khang triệu tập tăng chúng và đệ tử tại gia căn dặn lời di chúc sau cùng: “ Nên khởi tâm tăng tấn với Tịnh Độ, hãy khởi tâm nhàm chán xa lìa với cõi Diêm Phù Đề. Giờ đây các ngươi người nào thấy hào quang của ta là chơn thật đệ tử của ta”. Nói xong, Đại sư ngồi kiết già, thân phóng ra mấy luồng háo quang rồi an nhiên viên tịch. Khi đó, thời tiết đột nhiên thay đổi, gió thổi mạnh, hàng trăm con chim hót líu lo, núi Ô Long trong chốc lát dường như trắng xóa. Sau lễ trà tỳ, chúng đệ tử của sư dựng tháp xá lợi, thế hệ sau tôn xưng “ Hậu Thiện Đạo Tháp”.

Trích dịch từ Tịnh Độ Ngũ Tổ Thiếu Khang Đại Sư Lược Truyện
Tu Viện An Lạc An Lạc, California, 10:30 tối, 19-09-2024
Thích Chúc Hiền ( Kính dịch)


——————

Ghi chú:

(1)劫石: Tỉ dụ cho sự lâu dài của kiếp. Theo Trí Độ Luận, quyển 5, có tảng đá rộng bốn mươi dặm, có người trường thọ mỗi năm dùng áo mềm phẩy qua tảng đá một lần cho tới khi tảng đá ấy mòn hết mà kiếp vẫn chưa hết. Do vậy, mới gọi tảng đá ấy là “kiếp thạch”.

(2) 新定(即今天的浙江省建德市): Tân Định: Nay là thành phố Kiến Đức, tỉnh Chiết Giang

 

淨宗五祖少康大師略傳

少康大師,俗姓周,浙江省縉雲縣人。母親羅氏夢遊鼎湖峰,有玉女授給她一枝青蓮花說:「此青蓮花表大吉祥,寄於你所,當生貴子,冀愛護之。」意為這支青蓮花代表著大吉祥,暫時寄存於你這裡,你應生尊貴之子,希望你好好愛護他。大師降誕之日,青光遍室,散發著芙蓉的芬香。大師相貌莊嚴,朱唇碧眼,聰慧可愛,幼時即有不凡之態,與一般孩童不同,不喜玩鬧,經常含笑端坐,識者皆認為大師有將相之態。師長到七歲都未曾開口講話,一日,母親帶他到靈山寺拜佛,問他:「認識佛像不?」大師忽出言回答:「這是釋迦牟尼佛。」母親聽了甚感驚詫,心知此子定是宿具善根與佛有緣,便令兒子出家修行。師十五歲受戒,學律五夏後,已能通曉《法華經》、《楞嚴經》等五部大經的奧義。弱冠之年,往江蘇江甯龍興寺聽講《華嚴經》與《瑜伽論》。後遊歷四方,參學知識

唐貞元初(公元785年),拜學於洛陽白馬寺,見佛殿內文字大放光明,仔細探查之下,發現發光的是善導大師的《西方化導文》,即恭敬祝禱:「若與淨土有緣,當使此文再發光明。」祝禱剛剛完畢,光亮又再次閃爍。光中還隱隱約約現出無數的化佛菩薩,師睹斯瑞相,乃發誓言:「劫石可磨,我願無易矣。」

大師南下到湖北江陵,在果願寺遇一僧對他說:「你欲教化眾生,應當去新定。」說完,便消失不見。大師依言到達新定(即今天的浙江省建德市),巧施教化,廣布度生。大師行乞得錢後,勸誘兒童說:「阿彌陀佛是汝本師,能念一聲佛號,我便給你一錢。」眾兒童為了錢,爭相念佛。幾月之後,念佛兒童劇增,大師又善巧引導,念十句佛給一錢。如此經過一年的勸化,新定地區男女老少見少康大師都口念阿彌陀佛,處處得聞佛號,江浙念佛之風由此而興。

大師見機緣成熟,於是在烏龍山興建淨土道場。築造三層講壇用於教化眾生。每逢齋日,善男信女雲集而至,被教化者多達三千餘人。大師每登壇講座,即高聲唱誦阿彌陀佛。每念一聲,眾人多有見大師口中即出一佛者,連誦十聲,則出十佛,若連珠狀。大師對大眾說:「汝見佛者,決定往生。」眾弟子聽到這個授記,欣喜異常,念佛更切。亦有少數未見者,悲感自責,因而加倍精進念佛

唐貞元二十一年十月,少康大師召集僧俗弟子作最後的囑示:「當於淨土,起增進心;於閻浮提,起厭離心。汝曹此時見我光明,真我弟子。」言畢結跏趺坐,身放數道光明而化。當時,天氣陡變,狂風四起,百鳥悲鳴,烏龍山間仿佛也一時變白。遺體火化後其弟子等為師立舍利塔,後人稱之為「後善導 塔」

 
Previous
Previous

Lược Truyện Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc-Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông

Next
Next

Kinh Phật Nói Năm Uẩn Đều Không