Kinh Phật Nói Năm Uẩn Đều Không
Đường Nghĩa Tịnh (Hán dịch)
Thích Chúc Hiền (Việt dịch)
Một hôm, Đức Phật ở trong rừng Thi Lộc, chỗ Ba La Nê Tư Tiên Nhân, Ngài bảo năm tỳ kheo: “ Các Thầy nên biết: Sắc thân này chẳng phải là ta. Nếu sắc thân này là ta thì sắc thân này không bịnh và chịu khổ não. Ta muốn sắc thân như vầy, ta không muốn sắc thân như vầy. Đã không tùy theo tâm muốn như vầy. Thế nên biết: Sắc thân này chẳng phải là ta, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Lại nữa này các tỳ kheo: Ý các Thầy thế nào? Sắc thân này là thường hay vô thường?
Thưa: Sắc thân là vô thường Phật bảo: Sắc thân này đã vô thường là khổ, khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Nhưng đệ tử Thanh Văn Đa Văn của ta chấp có ta chăng? Sắc thân là ta, ta có các sắc thân này , sắc thân này thuộc về ta, ta ở trong sắc thân này chăng?
Đáp: “Không”, thưa Thế Tôn! Nên biết: Thọ, tưởng, hành, thức đối với thường và vô thường cũng lại như vậy. Hễ có sắc thì quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài thô tế, hơn kém, xa gần thảy đều vô ngã. Các Thầy nên biết, hãy nên dùng Chánh trí mà khéo quán sát . Cũng vậy hãy nên dùng Chánh trí như trước mà quán sát thọ, tưởng, hành, thức trong ba thời quá khứ vị lai hiện tại. Nếu chúng Thánh đệ tử Thanh văn của ta quán năm thủ uẩn này biết không có cái ta và cái của ta. Quán như vậy rồi liền biết thế gian không có chủ thể nắm lấy và đối tượng để nắm lấy, cũng chẳng biến chuyển. Nhờ đó tự ngộ mà chứng được Niết Bàn: “Ta sanh đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn thọ thân sau”.
Khi Phật nói pháp này xong, năm tỳ kheo đối với các phiền não tâm được giải thoát, tin nhận vâng hành.
Trích dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh No.102
Tu Viện An Lạc, California, 3:30 sáng, 19-09-2024
Thích Chúc Hiền (Kính dịch)
大正新脩大藏經 第02冊No.102 佛說五蘊皆空經 (1卷)【唐 義淨譯】第 1 卷
No. 102 [No. 99(33-34)] 佛說五蘊皆空經 大唐三藏法師義淨奉 制譯 如是我聞
一時薄伽梵,在婆羅痆斯仙人墮處施鹿林中。爾時世尊,告五苾芻曰:「汝等當知,色不是我,若是我者,色不應病及受苦惱。『我欲如是色,我不欲如是色。』既不如是,隨情所欲,是故當知,色不是我;受想行識,亦復如是。復次苾芻!於汝意云何?色為是常?為是無常?」 白言:「大德!色是無常。」 佛言:「色既無常,此即是苦,或苦苦、壞苦、行苦。然我聲聞多聞弟子,執有我不?色即是我,我有諸色,色屬於我,我在色中不?」 「不爾!世尊!」 「應知受想行識,常與無常,亦復如是。凡所有色,若過去未來現在,內外麁細,若勝若劣、若遠若近,悉皆無我。汝等當知,應以正智而善觀察,如是所有受想行識,過去未來現在,悉應如前正智觀察。若我聲聞聖弟子眾,觀此五取蘊,知無有我及以我所,如是觀已,即知世間,無能取所取,亦非轉變,但由自悟而證涅槃,我生已盡,梵行已立,所作已辦,不受後有。」 說此法時,五苾芻等,於諸煩惱,心得解脫,信受奉行。 佛說五蘊皆空