Lược Truyện Đại Sư Thiện Đạo-Tổ Thứ 2 Tông Tịnh Độ

Lược Truyện
Đại Sư Thiện Đạo
Tổ Thứ 2 Tông Tịnh Độ

(613-681)

Đại sư Thiện Đạo(1)( 613-681), Cao Tăng thời nhà Đường, Tổ thứ 2 Tông Tịnh Độ của Phật giáo Trung Quốc. Sư sanh vào đời Tuỳ, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 9 (614),họ Chu, quê ở Lâm Tử ( Nay là thành phố Tư Phổ, tỉnh Sơn Đông, một thuyết nói huyện An Huy Tứ).

    Năm 10 tuổi, Đại sư Thiện Đạo  xuất gia, học các kinh điển Đại thừa: “ Pháp Hoa”, “ Duy Ma”. Sau xem bức họa biến tướng Tây phương Tịnh Độ và kinh “Quán Vô Lượng Thọ Phật”, tâm sanh hoan hỷ, vui thích thế giới Tây phương Cực Lạc, lập nguyện muốn vãng sanh Tịnh Độ. Sau khi thọ giới sư cùng với Luật sư Diệu Khai đọc kinh “Quán Vô Lượng Thọ” biết quán môn của kinh này là pháp giải thoát sanh tử.

    Năm 23 tuổi, Đại sư Thiện Đạo trụ tại chùa Ngộ Chơn ở núi Chung Nam (2), thường tác Bát Chu (3) để hành đạo, miệng niệm tâm quán, thân hành không gián đoạn, mấy năm như thế, khế hợp không bỏ, quán tưởng quên đi mỏi mệt, đạt được cảnh giới vi diệu. Trong khi nhập định thấy đủ gác báu, ao ngọc, tòa vàng tự nhiên ở ngay trước mắt. Chứng được Tam Muội, Đại sư vui mừng khóc, lệ chảy thành dòng toàn thân gieo sát đất.

    Niên hiệu Trinh Quán thứ 15, (641), Đại sư Thiện Đạo 29 tuổi đến Tinh Châu, Sơn Tây (Nay là nội thành, giao điểm giữa Sơn Tây và Thái Nguyên), bái kiến Đại sư Đạo Xước, ở động Tây Hà, chùa Huyền Trung. Đạo Xước trao cho sư “Kinh Quán Vô Lượng Thọ”. Đại sư Thiện Đạo hoan hỷ khen: “ Đây là bến bờ vào cõi Phật, tu các hành nghiệp khác khó thành, chỉ pháp môn này chóng thoát sanh tử”. Từ đó, siêng năng cần khổ, khác với người thường, ngày đêm lễ tụng như cứu lửa cháy đầu.
   Đại sư Thiện Đạo mỗi lần nhập thất dốc lòng quỳ niệm Phật, không ngơi nghỉ. Khi thời tiết lạnh, sư niệm Phật đến nỗi mồ hôi thấm ước áo mới thôi. Ra thất, sư diễn thuyết Pháp môn Tịnh Độ, hơn 30 năm chưa từng ngủ nghỉ. Đại sư nghiêm trì giới luật, mẩy may không phạm, phẩm hạnh thanh khiết, không đưa mắt nhìn người nữ, lòng bặt hết danh lợi, nghiêm khắc với mình, từ ái rộng rãi với người. Khi có đồ ăn ngon đều đem cúng dường đại chúng, cơm, thức ăn thô dỡ để cho mình, đèn trước Phật quanh năm thắp sáng, ba y bình bát tự thân giặt, rửa. Tín nguyện thiết tha, không thích lời thế tục, ra ngoài riêng tự một mình, tránh cùng người nhóm họp bàn chuyện thế tục, phòng trở ngại việc niệm Phật. Đại sư Thiện Đạo dày công niệm Phật, được điều thù thắng. Niêm một tiếng Phật thì có một luồng hào quang từ miệng hiện ra; niệm mười, trăm, ngàn tiếng Phật thì hiện mười, trăm, ngàn hào quang từ miệng hiện ra, tự thân sư chứng được cảnh giới không thể nghĩ bàn. Đại sư sau khi chứng Quán Phật Tam Muội thì chứng được Niệm Phật Tam Muội. Điều này các bậc cao tăng xưa nay rất hiếm thấy. Đường Cao Tông cảm nhận mầu nhiệm ấy nên ban cho Đại sư bức hoành “Quang Minh”, hàng hậu học nhân đó tôn gọi sư là “Quang Minh Hoà Thượng”. 

   Năm 33 tuổi, Đại sư về lại chùa Ngộ Chơn, mở Tông Tịnh Độ, lòng từ bi không bỏ chúng sanh, mười mấy năm chăm chăm không mệt mỏi hoằng dương Pháp môn Tịnh Độ ở các Đại tự viện: Ngộ Chơn, Quang Minh, Từ Ân, Thật Tế.v.v. Tịnh tài nhận được từ sự cúng dường chi dùng cho việc biên chép “ Kinh A Di Đà” tặng cho những người hữu duyên tín tâm, số lượng hơn mười ngàn quyển. Hiện tại Thư Quán Đại Học Long Cốc, kinh đô Nhật Bản nhận được một bản kinh A Di Đà do Đại sư Thiện Đạo tự tay viết. Bản kinh được khai quật vào năm 1899 bởi đoàn thám hiểm Đại Cốc ở Đổ Ngư Phiên của Trung Quốc. Điều này cho thấy tầm rộng lớn về sự nghiệp giáo hóa và hạnh nguyện sâu mầu của Đại sư. 

   Việc giảng dạy Phật giáo không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ của nghệ thuật. Đại sư Thiện Đạo nhận thức rõ điều này khi còn trẻ, thỉnh thoảng sư nhìn thấy bức tranh vẽ về Tịnh độ phương Tây điều này đã khơi dậy mong muốn được tái sanh của Đại sư, tác dụng lên tất cả chúng sanh, nên sư đã dốc hết sức hoằng dương Tịnh Độ tông bằng nghệ thuật. Đại sư có tài hoa trác việt, đã vẽ hơn 300 bức tranh Tịnh độ phương Tây. Và phát huy mạnh mẽ Pháp môn Tịnh độ ở nhiều phương diện thơ ca, âm nhạc, thư pháp, hội họa, điêu khắc và các lĩnh vực khác. Việc tạo Mạn Đà La Kinh Quán Vô Lượng Thọ trong động Ngàn Phật ở Đôn Hoàng là đích thân do Đại sư Thiện Đạo vẽ được lưu truyền ở đời. Tôn tượng lớn Phật Lô Xá Na tại động Long Môn ở Lạc Dương được toàn thế giới chiêm ngưỡng là do Đại sư Thiện Đạo giám sát  tôn tạo.

   Đại sư Thiện Đạo đã lấy Trường An làm trung tâm, tùy duyên hoằng hóa, do Đại sư rất mực chân thành tín niệm Tịnh Độ, nên đạo nghiệp được hưng thạnh, bốn chúng đệ tử nhận sự giáo hóa của Đại sư, số người quy tâm về Tịnh Độ không thể tính kể. Có người niệm danh hiệu Phật từ mười ngàn đến trăm ngàn lần một ngày. Có người tụng kinh A Di Đà trăm ngàn đến năm trăm ngàn biến. Những người đắc Tam-muội niệm Phật và vãng sinh Tịnh Độ nhiều không thể ghi chép hết.

   Công phu sâu dày và đức nghiệp một đời của Đại sư Thiện Đạo có nhiều sự tích thần dị. Lược nêu để làm chứng: Ở chùa Tây Kinh khi cùng Pháp sư Kim Cang  bàn về sự hơn kém của việc niệm Phật, Đại sư Thiện Đạo nói:” Niệm Phật vãng sanh nếu là chơn thật thì các tượng trong chùa đều phóng hào quang, nếu hư vọng thì ta đoạ địa ngục.” Khi ấy các tượng trong chùa đều phóng hào quang.

   Đại sư Thiện Đạo đốc thúc mọi người chóng hoàn thành những bức tranh thêu Thắng cảnh Tịnh Độ để tôn trí trong chùa viện. Mọi người hỏi duyên do? Đại sư đáp” Ta sắp vãng sanh, chỉ còn tạm ở đây trong vài ba ngày nữa thôi”. Nói xong, liền thị hiện bịnh, bế môn, an nhiên tịch, thân thể mềm mại, dáng vẻ tươi nhuận như thường, trong không trung thoáng nghe âm nhạc và hương thơm, hồi lâu mới hết. Khi ấy, nhằm ngày 14 tháng 3, niên hiệu Vĩnh Long thứ 3, thời Đường Cao Tông (681), hưởng thọ 69 tuổ. Đệ tử của sư là Hoài Uẩn.v.v. thỉnh di cốt của Đại sư dựng tháp lập chùa làm chỗ ghi nhớ mãi. Chùa Hương Tích ở Tây An ngày nay là nơi thờ linh cốt của Đại sư.

   Đại sư Thiện Đạo để lại những tác phẩm hiện còn gồm 5 bộ, 9 tập:” Quán Vô Lượng Thọ Kinh  Sớ” 4 quyển, “ Vãng Sanh Thể Tán” 1 quyển, “ Quán Niệm Phật Môn” 1 quyển, “ Tịnh Độ Pháp Sự Tán” 2 quyển, “ Bát Chu Tán” 1 quyển, rất được Tông Tịnh Độ xem trọng, trong đó “Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ” các bậc Đại Đức xưa nay tôn xưng là “ Giai Định Sớ” hay “ Chứng Định Sớ”, chúng được xem là khoa vàng luật ngọc, sùng kính như kinh. Ấn Quang Đại sư khen là “ Kim chỉ nam cho người tu Tịnh Độ. 

Thánh đức, đạo phong cao vời và hành trạng của Đại sư Thiện Đạo thật không thể suy lường. Căn cứ: “ Thiên Trúc Vãng Sanh Lược Truyện” chép: “ Đại sư Thiện Đạo là hóa thân của Phật Di Đà”. Đại sư Liên Trì nói:” Hoà Thượng Thiện Đạo, đời tương truyền là hóa thân của Phật Di Đà. Nhìn sự tự tinh tấn nghiêm mật hành trì của Ngài, làm lợi sanh rộng khắp, muôn đời về sau vẫn còn cảm hóa phát khởi lòng tin của mọi người. Nếu chẳng phải Phật Di Đà, thì chắc chắn cũng là các bậc Bồ Tát Quan Âm, Phổ Hiền. Vĩ đại thay”!

Sài Thành, 2:30 giờ sáng 25-10-2024 
Thích Chúc Hiền (Kính lược dịch)

————

(1)Thần Tăng Truyện q. 5

Pháp sư Thiện Đạo quê ở Lâm Tử, tin vào Đại Tạng , tay dò tìm thì thấy được Kinh Quán Vô Lượng Phật, bèn chuyên tâm niệm Phật, tu 16 diệu Quán. Sư đến trụ ở Lô Sơn xem di tích của Tổ Tuệ Viễn, đột nhiên càng thêm suy nghĩ. Sau sư đến Chung Nam tu Bát Chu Tam Muội được mấy năm, thấy gác báu, ao ngọc ở ngay trước mắt, lại đến Tần Dương theo Thiền sư Đạo Xước được trao kinh Vô Lượng Thọ, nhập định bảy ngày, Đạo Xước thỉnh xem chỗ vãng sanh. Thiện Đạo đáp: “ Sư nên sám hối ba tội mới được vãng sanh. Sư từng để tượng Phật ở dưới mái hiên tranh, mình ở phòng kín, đây là tội thứ nhất. Đang ở trước Phật sám hối lại thường sai người xuất gia, đây là tội thứ hai. Đang ở trước tăng bốn phương sám hối lại tạo phòng ốc làm tổn hại nhiều côn trùng, đây là tội thứ ba. Đang ở trước tất cả chúng sanh sám hối, Xước suy tư lỗi xưa, rửa tâm sám hối. Hồi lâu sư Thiện Đạo nhân xuất định bảo Xước rằng:” Tội của sư diệt rồi. Sau đó có hào quang trắng chiếu đến, Đó là tướng vãng sanh. Đại sư hoằng hóa ở kinh sư người quy hướng rất đông như người ở đô thị, 

bỗng nhiên sư nhóm bịnh, đóng cửa thất rồi an nhiên niệm Phật mà thị tịch, có mùi hương lạ thoang thoảng và nhạc trời trỗi bên hướng Tây lát sau thì tan mất.

(2) Núi Chung Nam (终南山), còn gọi núi Thái Ất (太乙山)hoặc núi Chu Nam (周南山) là một nhánh của dãy núi Tần Lĩnh nằm ở tỉnh Thiểm Tây phía nam của thành phố Tây An.

(3) Bát Chu tức là Bát Chu Tam Muội là pháp môn tu hành một ngày một đêm hoặc thời gian dài hơn, kinh hành không dứt, không ngồi, không nằm, không dừng niệm Phật A Di Đà, có thể vui mà chóng phá trừ ngủ nghỉ. Bằng cách kinh hành liên tục trong chín mươi ngày, chóng đạt Bát Chu Tam Muội. Mười phương chư Phật đều đứng trước mặt.

 

淨宗二祖善導大師略傳

善導大師(公元613~681年),唐代高僧,中國佛教淨土宗第二代祖師。生於隋大業九年,俗姓朱,臨淄(今山東淄博市,一說安徽泗縣)人 

   善導大師十歲出家,研習《法華》、《維摩》等大乘經典。後看見西方淨土變相圖和《觀無量壽佛經》,心生歡喜,欣慕西方極樂世界,立定往生凈土之願。受戒後,與妙開律師共讀《觀無量壽經》,知此經之觀門乃解脫生死之法。

 善導大師十歲出家,研習《法華》、《維摩》等大乘經典。後看見西方淨土變相圖和《觀無量壽佛經》,心生歡喜,欣慕西方極樂世界,立定往生凈土之願。受戒後,與妙開律師共讀《觀無量壽經》,知此經之觀門乃解脫生死之法。

 二十三歲,善導大師在終南山悟真寺,常作般舟行道,口念心觀,身行無間,如此數載,契而不捨,以至觀想忘疲,達於妙境。入定之中,備見寶閣、瑤池、金座,宛然在目。得證三昧,大師喜極而泣,涕淚交流,舉身投地。

  唐貞觀十五年(公元641年),善導大師二十九歲,到山西并州(今山西太原交城境內)西河石壁谷玄中寺,拜謁道綽大師,道綽便授以《觀無量壽經》。善導大師歡喜讚歎道:「此真入佛之津要,修餘行業,迂僻難成,唯此法門,速超生死。」於是勤篤精苦,異於常人,晝夜禮誦,如救頭燃。

善導大師每入室長跪念佛,不到力盡,終不休息。寒冰天氣念佛,亦要念到汗濕衣襟才止息。出則演說淨土法門,三十餘年,未嘗睡眠。大師持戒精嚴,纖毫無犯,操守冰潔,從不舉目視女人,心絕念於名聞利祿。律己嚴峻,待人慈愛寬恕。凡是美味佳餚都供養大眾,粗惡飯食則留給自己。佛前燈常年不熄,三衣瓶缽,躬自持洗。信願殷切,不欣世語,外出亦獨自一人,免與人聚談世俗之事,而妨礙念佛。
  善導大師念佛功深,成就殊勝。念一聲佛,則有一道光明從其口出;念十百千聲,便有十百千道光明從其口出,自證境界不可思議。大師在證得觀佛三昧後又證得了念佛三昧,這在古今高僧中都極為少見。唐高宗感其神異,賜寺額為「光明」,後世學人也因而稱師為「光明和尚」。

  善導大師三十三歲,回悟真寺,創立淨土宗。悲心不捨眾生,幾十年,孜孜不倦,於悟真寺、光明寺、慈恩寺、實際寺等各大寺院弘揚凈土法門,所得供奉皆用來書寫《阿彌陀經》贈送有緣信眾,數量達十萬餘卷之多,現在在日本京都龍谷大學的圖書館收藏了一本善導大師親自寫的《阿彌陀經》。此經卷是公元1899年大谷探險隊在中國的吐魯番發掘出來的。可見大師弘願之深,教化事業之廣。

  佛法教化離不開藝術的輔助,善導大師深諳此道,因年少時,偶見西方淨土變相圖而引起願生之心,因而了知藝術對眾生有潛移默化之功,所以致力於淨宗藝術性的弘揚。大師才華卓越,畫西方淨土變相圖三百餘處。並從詩歌、音樂、書法、繪畫、雕塑等多方面大力推動淨土法門。

  敦煌千佛洞中《觀無量壽佛經》曼荼羅的成立,即是善導大師親自作畫,流傳於世。舉世共仰的洛陽龍門石窟盧舍那大佛,據考即為善導大師所監造。

  善導大師以長安為中心,隨緣弘化,由於大師淨土信念誠摯,德業隆盛,四眾弟子受其感化,而歸心淨土者不計其數,有日課佛名一萬至十萬的,有誦《阿彌陀經》十萬至五十萬遍的,得念佛三昧成就往生淨土的就不可紀述。

  善導大師德業、念佛功深,一生神異事蹟頗多。略舉例為證:在西京寺內,與金剛法師議論念佛勝劣之時,善導大師說:「念佛往生如果真實,則堂內的諸像皆放出光來,假如虛妄,就要隨我去墮地獄。」這時,堂內的諸像,都放出光明來。

  善導大師在寺院繪淨土勝境,忽催人速速完成,人問緣故?大師說:「我將往生,可暫住三兩天而已。」說完後,便示疾掩關寮房,怡然長逝。身體柔軟,容貌如常,空中飄著異香音樂,久久才散去。當時是唐高宗永隆三年(公元681年)三月十四日,享壽六十九歲。其弟子懷惲等,將大師的遺骸建塔立寺,做為永誌之所,今西安香積寺即大師靈塔所在之處。

  善導大師遺著存世者共五部九卷,計為:《觀無量壽佛經疏》四卷、《往生禮讚》一卷、《觀念法門》一卷、《淨土法事讚》二卷、《般舟讚》一卷,甚受淨土宗重視,其中的《觀經四帖疏》古今大德皆尊稱為「楷定疏」或「證定疏」,奉為金科玉律,崇敬如經;印光大師讚言:「淨業行人之指南針」。

  善導大師聖德高風,本跡不可測度。據《天竺往生略傳》說:「善導大師是阿彌陀佛化身。」蓮池大師曰:「善導和尚,世傳彌陀化身。見其自行精嚴,利生廣博,萬代之下,猶能感發人之信心,若非彌陀,亦必觀音、普賢之儔。嗚呼大哉!」

 
Previous
Previous

Lược Truyện Đại Sư Thừa Viễn-Tổ Thứ 3 Tông Tịnh Độ

Next
Next

Lược Truyện Đại Sư Tuệ Viễn Chùa Đông Lâm, Lô Sơn-Sơ Tổ Tông Tịnh Độ