Lược Truyện Đại Sư Tuệ Viễn Chùa Đông Lâm, Lô Sơn-Sơ Tổ Tông Tịnh Độ

Lược Truyện 
Đại Sư Tuệ Viễn Chùa Đông Lâm, Lô Sơn,
Sơ Tổ Tông Tịnh Độ 

(334-416)

Đại sư Tuệ Viễn (1)(334-416), người Đông Tấn, họ Giả ( có chỗ ghi họ Cồ/ Cổ). Sư sanh ở huyện Lâu Phiền, tỉnh Nhạn Môn ( Nay là huyện Đại, tỉnh Sơn Tây), trong gia đình học thức. Từ nhỏ, sư có tư chất thông minh, đỉnh ngộ, chăm học, năm 13 tuổi theo cậu Lệnh Hồ Thị (2)du học ở Hứa Xương, Lạc Dương.v.v. Sư tinh thông Nho học, Lão Trang.

Năm 21 tuổi, sư đến núi Thái Hành nghe Pháp sư Đạo An giảng “Kinh Bát Nhã”, thấu suốt chơn đế, phát tâm xuất gia, theo Pháp sư Đạo An tu hành.

Sau khi xuất gia, sư siêng năng tu học, đêm ngày dùi mài kinh sử, siêu việt hơn người, phát tâm rộng lớn, “thường muốn nắm lấy kỹ cương, lấy đại pháp làm nhiệm vụ của mình”. Đại sư Đạo An thường khen: “ Muốn khiến cho sứ mạng của Đạo pháp được lưu truyền rộng khắp Trung Quốc, thì hãy đặt sứ mạng đó trên vai Tuệ Viễn”.

Năm 24 tuổi, Đại sư Tuệ Viễn bắt đầu thăng tòa giảng kinh, thuyết pháp. Thính chúng có chỗ không hiểu, Đại sư dẫn nghĩa lý tương đồng trong học thuyết Trang Tử để cho thính chúng hiểu rõ hơn. Do phương tiện thiện xảo trong cách giảng kinh như vậy, nên Đại sư Đạo An đồng ý cho sư đọc sách thế tục và điển tịch ngoại đạo.

Niên hiệu Hưng Ninh thứ 3 ( 365), đời Tấn Ai Đế (3),sư theo Đại sư Đạo An đi về phương Nam đến Phiền Miên ( Nay là thành phố Nhượng Phiền, tỉnh Hồ Bắc).

Niên hiệu Thái Nguyên thứ 3 (378), thời Hiếu Võ Đế, Nhượng Dương bị quân Tần chiếm, Đại sư Đạo An bị quân Tần bắt. Đại sư Tuệ Viễn dẫn đồ chúng đi về Nam, đến Tầm Dương (Nay là thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây), trông thấy núi Lô xanh thẳm, sư bèn trác tích tại đây. Ban đầu, sư trụ ở Tinh Xá Long Tuyền trên Khu Sơn, dựng chùa Thiền Lâm, dẫn dắt đồ chúng tu hành. Các bậc danh tăng đương thời quy tụ về Lô Sơn, đồng thời các cư sĩ thanh tín cũng quy tụ hướng về, nên Lô Sơn trở thành trung tâm Phật Giáo phương Nam.

Đại sư Tuệ Viễn rất coi trọng phong cách của Tăng sĩ và để đáp lại một số quan chức trong triều lúc bấy giờ, đã đề nghị rằng Sa môn nên lễ bái vua, sư khẩn thiết đáp và viết: “ Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận” gồm 5 thiên. Đại sư đã trình bày đạo lý tăng nhân không lễ bái vua. Nêu cao hoài bảo tu hành của người xuất gia, Đại sư đã trình bày tầm quan trọng chí hướng của xuất gia, tán thán công đức xuất gia, chủ tâm muốn người đời đều tôn trọng người xuất gia, đồng thời cũng khiến tăng nhân tự tôn tự cường. Đại sư long trọng tuyên bố: “ Ca sa chẳng phải pháp phục của triều đình, bình bát chẳng phải đồ dùng trong chùa, bậc Sa môn thoát ngoài cõi trần, chẳng cần kính lễ vua”. Đại sư lên tiếng, nỗ lực tranh đấu cho sự tôn nghiêm và độc lập trong phong cách Tăng sĩ. Rốt cuộc khiến Hoàn Huyền (369-404) cảm ngộ xuống chiếu xác lập quy định tăng nhân không lễ vua. Từ đó trở thành quy định ở Trung Quốc.

Một đời đức nghiệp hưng thạnh và hành trạng của Đại sư, chúng ta khó có thể suy lường được, nhưng sự tướng, oai thần diệu dụng của Đại sư cũng đủ để cảm động lòng người. Đại sư ban đầu khi dẫn chúng ở Lô Sơn, tìm nơi kiến lập chùa, một hôm cùng các đệ tử tìm đến khe suối, dừng nghỉ ở đây, chúng tăng đều khát nước, cùng lập lời thệ nguyền:” Giả sử nơi đây dựng được tinh xá, sẽ nguyện thần lực, liền xuất hiện suối trong “. Nói xong, Đại sư Tuệ Viễn dùng gậy sượi đất lên thì dòng suối trong vọt ra, nhân đó dựng chùa. Sau gặp trời hạn hán. Đại sư Tuệ Viễn đốc suất chư tăng trì tụng “ Hải Long Vương kinh”( Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh No. 598) để cầu mưa. Một lát sau có con rắn lớn từ trong suối phóng lên hư không, thoáng chốc trời đổ mưa to tầm tả, giải cứu được nạn hạn hán. Nhân có điềm rồng hiện, bèn đặt tên là Long Tuyền Tinh Xá.

Đại sư dung mạo uy nghiêm, khiến mọi người mỗi khi gặp sanh tâm kính sợ. Căn cứ vào truyện ký: Bấy giờ, có Pháp sư Tuệ Nghĩa tự hào mình mạnh mẽ, không chịu khuất phục người khác. Tuệ Nghĩa nói với đệ tử của Đại sư Tuệ Viễn là Tuệ Bảo rằng: “Các thầy đều là những người tầm thường, nên tin mới Tuệ Viễn. Các thầy hãy xem ta và Tuệ Viễn biện luận”. Đến khi nghe Đại sư Tuệ Viễn giảng “ kinh Pháp Hoa” Tuệ Nghĩa muốn nêu nghi vấn nhưng rốt cuộc lòng cảm thấy sợ hãi, mồ hôi tươm ướt mình, một chữ hỏi cũng không hỏi nỗi. Bấy giờ có thi nhân nỗi tiếng thời Đông Tấn là Tạ Linh Vận (4)cậy tài ngạo vật, nhưng một khi gặp Đại sư thì tự nhiên tâm phục. Như vậy đủ thấy oai đức của Đại sư khiến lòng người cảm phục.

Thời Đông Tấn, Phật pháp không ngừng truyền đến Trung Quốc, nhưng vẫn chưa được hoàn bị, nên tăng nhân người Ấn nối nhau đến Trung Hoa hoằng hoá. Đại sư Tuệ Viễn cảm thấy đạo pháp còn khiếm khuyết, nên đã phái các đệ tử Pháp Tịnh, Pháp Lãnh.v.v. đi Tây Trúc thỉnh kinh và đã thỉnh được các bản kinh chữ Phạn. Đại sư ở Lô Sơn xây đài Bát nhã để dịch kinh, đã trở thành người đầu tiên dựng trường dịch kinh trong lịch sử phiên dịch kinh điển ở Trung Quốc. Đại sư Tuệ Viễn không chỉ là bậc Cao tăng phi thường đắc đạo được mọi người kính ngưỡng ở thời Đông Tấn, mà còn là nhà phiên dịch nỗi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Đại sư kính trọng và qua lại với chư Đại Đức tăng người Ấn, lễ thỉnh chư vị hoằng pháp dịch kinh.

Đơn cử như: Phất Nhược Đa La (5)là học giả tinh chuyên “ Luật Thập Tụng”, từng kết hợp với Đại sư Cưu Ma La Thập dịch “ Luật Thập Tụng”, chẳng may chưa dịch xong thì đột ngột qua đời. Trước cảnh vô thường đó, Đại sư Tuệ Viễn thường than:”Thật đau buồn Đại pháp không thể truyền về Đông”. Sau, có Luật sư Đàm Ma Lưu Chi (6)đến Quan Trung. Đại sư liền sai đệ tử Đàm Ung vào Tần đích thân viết thư thỉnh Đàm Ma Lưu Chi phát tâm phiên dịch phần “ Luật Thập Tụng” còn lại. Đàm Ma Lưu Chi cảm nhận lòng chí thành của Đại sư, bèn đem phần dịch còn lại trao cho Phất Nhã Đa La, để thành bộ luật tạng Tỳ kheo hoàn chỉnh nhất ở Trung Quốc.

Tôn giả Phật Đà Bạt Đà La con gọi Giác Hiền, người nước Ca Tỳ La Vệ ở Bắc Thiên Trúc ( Nay là Ni Bạc Nhĩ), dòng tộc Thích Ca, hậu duệ của Cam Lộ Phạn vương, nỗi tiếng tinh thông thiền luật, vào niên hiệu Nghĩa Hy thứ 4(408), đến Trường An. Tam Tạng Giác Hiền bị người dèm pha việc thi hiển thần thông nên bị tẫn xuất về phương Bắc. Đại sư Tuệ Viễn sai đệ tử Đàm Ung vào cửa quan hòa giải với họ. Do Giác Hiền không muốn về lại phương Bắc nên đến chỗ Đại sư. Đại sư nồng nhiệt nghinh đón thỉnh Giác Hiền gia nhập Liên Xã, phiên dịch kinh Phật. Và Đại sư đã viết một bức thư với đầy tinh thần và trách nhiệm dâng cho vua Diêu Hưng, nhờ vậy Giác Hiền được thoát khỏi việc bị tẫn xuất, khôi phục lại danh dự cho Giác Hiền. Sau đó, Giác Hiền được nghinh đón về chùa Đạo Tràng ở Kiến Khang, dịch “kinh Hoa Nghiêm”( Tần dịch 60 quyển), “ Luật Tăng Kỳ “.v.v. Tổng cộng kinh điển do ngài dịch gồm 13 loại, 125 quyển. Nhờ vậy mà học thuyết Du Già Đại Thừa được chảy về Đông, Tông Hoa Nghiêm được xiễn dương cũng nhờ sự công hoằng hóa của Giác Hiền. Tam Tạng Giác Hiền trọn đời không quên ân tri ngộ của Đại sư, di chúc sau khi viên tịch tro cốt an táng tại chùa Đông Lâm, tháp Xá Lợi dựng ở chùa Đông Lâm. Giác Hiền là vị tăng ngoại quốc đầu tiên trên lịch sử được an táng ở Lô Sơn.

Đại sư Tuệ Viễn kết Liên Xã tại chùa Đông Lâm ở Lô Sơn, khuyến tấn đồ chúng tinh tấn niệm Phật, cùng hẹn Tây phương, đào ao trồng hoa sen, trong ao dựng bông sen 12 cánh, xoay chuyển theo làn sóng, phân chia thời khắc ngày đêm để tiết chế việc hành đạo, gọi là Liên Lậu ( Dụng cụ để tính thời gian). Cuộc tập hợp lần này là lần đầu tiên của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc. Từ đó làm lý luận và phương châm chuẩn xác cho việc tu hành. Liên Xã gồm 123 người đều có tướng lành vãng sanh Tịnh Độ. Đại sư Tuệ Viễn biết trước ngày giờ viên tịch, đem sự thật một đời ba lần thấy Phật kể cho đệ tử biết, để lại di chúc, đúng kỳ hẹn Đại sư an nhiên ngồi tịch, sanh về Thượng phẩm. Hưởng Thọ: 83 tuổi.

Sau khi Đại sư Tuệ Viễn thị tịch, Tạ Linh Vận thay sư ở chùa Đông Lâm đào hai ao ở hai bên Đông và Tây để trồng sen trắng. Từ đó, tông Tịnh Độ sau này gọi là “ Liên Tông”. Các vua Đường, Tống ban tặng cho sư Thụy hiệu:” Biện Giác Đại Sư”, “ Chánh Giác Đại Sư “, Viên Ngộ Đại Sư “, “ Đẳng Biến Chánh Giác Viên Ngộ Đại Sư”. Riêng đời Tuỳ, Đại sư Tuệ Viễn ở chùa Tịnh Cảnh, nhiều thế hệ sau gọi Đại sư là “Lô Sơn Tuệ Viễn”.

Sài Thành, 9 giờ tối 23-10-2024
Thích Chúc Hiền (Kính lược dịch)

—————

(1) Tuệ Viễn ( 慧 遠): Thần Tăng Truyện q.2 ghi: Thích Tuệ Viễn họ Giả quê ở huyện Lâu Phiền, tỉnh Nhạn Môn. Thuở nhỏ ham đọc sách. Năm 13 tuổi theo cậu là Lệnh Hồ Thị du học ở Hứa Xương và Lạc Dương. Cho nên ngay từ nhỏ đã là Chư Sinh, thông suốt sáu kinh ( Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu), giỏi Lão, Trang, tính tình phóng khoáng, phong cách lịch lãm bạt thiệp. Dù các bậc túc nho anh tài thông thái cũng đều phải nễ phục sự uyên thâm của sư. Năm 21 tuổi, sư muốn qua Giang Đông ( Vùng đất ở bờ Đông của Trường Giang thuộc huyện Vu Hồ tỉnh An Huy) để kết giao với Phạm Tuyên Tử. Nhưng gặp khi Thạch Hổ qua đời, Trung Nguyên loạn lạc đường đến phương Nam bế tắc, chí nguyện không thành. Bấy giờ, Sa môn Đạo An lập chùa ở Hằng Sơn ( còn gọi Nguyên Khâu, Thường Sơn, Bắc Khâu), Thái Hành để hoằng dương Phật pháp rất nổi tiếng. Tuệ Viễn đến quy y với Sư một bề rất mực kính trọng, cho đây là thật Thầy của mình. Sau nghe Đại sư Đạo An giảng kinh Bát Nhã, sư liền tỏ ngộ, cùng em trai là Tuệ Trì xuống tóc xuất gia, quên mình học đạo.

(2)Lệnh Hồ Thị (令狐氏): Thần Tăng Truyện (quyển 2), Cao Tăng Truyện (quyển 6).

(3)Tấn Ai Đế(晋哀帝;341 –365), tên thật là Tư Mã Phi (司馬丕), tự Thiên Linh (千齡), là vị Hoàng đế thứ 6 thời Đông Tấn và là Hoàng đế thứ 11 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

(4)Tạ Linh Vận 謝靈運 (385-433), người đời Đông Tấn ở đất Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay. Ông nguyên là cháu nội của danh tướng Tạ Huyền 謝玄, tiểu tự là Khách, nên người đời gọi là Tạ Khách, lại được hưởng tước Khang Lạc Công, nên còn được gọi là Tạ Khang Lạc. Ông là nhà thơ khai sáng ra phái Sơn Thủy Thi 山水詩, chủ yếu sáng tác thơ tả về núi non sông nước của đời Lưu Tống vào thời Nam Bắc Triều. Sơn Thủy Thi là một trường phái lớn của văn học sử thi ca Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn đến đời Đường sau nầy với các thi nhân lớn như Lý Bạch, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên...

(5)Phất Nhược Đa La tên tiếng Phạn là Punyatāra. Có chỗ ghi Bất Nhược Đa La (不若多羅). Dịch ý là Hoa Công Đức, người nước Kế Tân, Bắc Ấn Độ. Thuở nhỏ xuất gia, tinh chuyên “ Luật Thập Tụng “, người thời đó đều khen sư đã đắc quả Thánh. Niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 1, thời Diêu Tần, Sư vào Quảng Trung, Diêu Tần đem lễ tiếp đãi sư như thượng khách.

(6)Đàm Ma Lưu Chi dịch: Pháp Hỷ là Tam Tạng pháp sư ở nam Thiên Trúc. Lúc đến Lạc Dương, Ngài được Tuyên Võ Đế (499 515), thỉnh cầu phiên dịch kinh điển. Niên hiệu Cảnh Minh thứ hai (501), tại chùa Bạch Mã, do sa môn Đạo Bảo ghi chép, ngài Đàm Ma Lưu Chi dịch kinh Như Lai Nhập Nhất Thiết Phật Cảnh Giới và kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Huệ Quang Minh Nhập Nhất Thiết Chư Phật Cảnh Giới. Vào năm 504 và năm 507, Ngài dịch được kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn, cùng kinh Kim Sắc Vương. Năm 542, tại chùa Dịch Hoa, Ngài dịch kinh Bát Phật. Không biết Ngài nhập tịch vào năm nào.

 

淨宗初祖廬山東林慧遠大師略傳

慧遠大師(公元334~416年),東晉人,俗姓賈,出生於雁門樓煩(今山西代縣)世代書香之家。從小資質聰穎,勤思敏學,十三歲時便隨舅父遊學許昌、洛陽等地。精通儒學,旁通老莊。二十一歲時,前往太行山聆聽道安法師講《般若經》,於是悟徹真諦,發心捨俗出家,隨從道安法師修行。

  縱觀大師一生的德業,可概述為四:

  大師出家後,勤誦精思,晝夜研習,卓爾不群,發心廣大,「常欲總攝綱維,以大法為己任」。道安大師常常讚歎說:「使佛道流布中國的使命,就寄託在慧遠身上了!」

  慧遠大師二十四歲時,便開始升座講經說法,聽眾有不能理解的地方,便援引莊子的義理為連類,令聽眾清楚的領悟。由於這種講經的善巧方便,道安大師便特許他閱讀世俗書籍與外道典籍.

   晉哀帝興寧三年(公元365年),他隨道安大師南遊樊沔。孝武帝太元三年(公元378年),襄陽被苻秦軍隊攻陷,道安大師為秦軍所獲。慧遠大師帶著徒眾南行,到了潯陽(今江西九江市),見廬峰青峻,就定居下來。他初住匡山龍泉精舍,別置禪林,帶領徒眾修道。當時名僧多聚居廬山,各地清信之士,亦多望風來集,成為當時南地佛教中心,與羅什大師所居止之長安中分天下. 慧遠大師十分注重僧格的尊嚴,針對當朝某些官員提出沙門應禮拜帝王的說法,他懇切作答,提出異議,著《沙門不敬王者論》五篇,闡述僧人不禮拜帝王的道理,高標出家修道的胸襟,大師於此推重出家的志向,讚歎修道的功德,無非欲令世人具敬僧之心,亦令僧人自尊自強。並嚴正聲稱:「袈裟非朝宗之服,缽盂非廊廟之器,沙門塵外之人,不應致敬王者。」可謂擲地有聲,力爭僧格的尊嚴與獨立。終於使桓玄感悟,下詔書確立僧人不禮敬帝王的條制,自此便成為中國的規約。

   大師一生德業隆盛,其本跡,吾人難以測度,然其威神妙用之事相,亦足以感發人心。

  大師率眾初抵廬山時,尋找創立寺宇的地方。一日與諸弟子訪履林澗,疲息此地,群僧並渴,率同立誓曰:「若使此處宜立精舍,當願神力,即出佳泉。」說罷,慧遠大師以錫杖掘起,清泉湧出,因之構築堂宇 其後天氣亢旱,慧遠大師率諸僧轉《海龍王經》,為民祈雨。俄而便有巨蛇由水中升空,須臾間大雨滂沱,旱情得以緩解。因有龍瑞,遂名龍泉精舍。

     大師容貌威嚴,令人一見頓生敬畏之心。據傳記載,時有慧義法師,以強正自命,不肯服人,對慧遠大師弟子慧寶說:「你們都是一班庸才,所以對慧遠推服得不得了。你們看我和他辯論。」及到聽慧遠大師講《法華經》時,屢次欲提問發難,終因心情戰慄,汗流浹背,一字也問不出。另有東晉著名詩人謝靈運恃才傲物,一見大師,肅然心服。足見大師感格人心之威德。

  東晉時,佛法雖已不斷的傳入,然尚不完備,所以梵僧來華弘化者,仍然絡繹不絕。慧遠大師感於法道有缺,曾派弟子法凈、法領等西行取經,得到諸多梵本佛經。大師遂於廬山置般若台譯經,成為我國翻譯史上私立譯場的第一人。慧遠大師不僅是東晉時代非常受人敬仰的一位得道高僧,也是我國歷史上有名的翻譯家。

  大師重視與梵僧大德交往,禮請他們弘法譯經,略舉數例:

  弗若多羅是專精《十誦律》部的學者,曾與鳩摩羅什大師合譯《十誦律》,不幸未譯完,就忽爾去世。慧遠大師對此非常慨嘆,痛惜大法不能東來。後來,以律藏馳名的曇摩留支來到關中,大師即遣弟子曇邕入秦,親筆致書曇摩留支,請他發心將未譯出的《十誦律》餘分翻譯過來,曇摩留支受大師至誠所感,遂將弗若多羅未竟的部分譯出,成為我國第一部完整的比丘律藏。

 佛馱跋陀羅尊者,又稱覺賢,北天竺迦毗羅衛國(今尼泊爾境內)人,釋迦族,甘露飯王後裔。以精通禪律馳名,於義熙四年(公元408年)來到長安。覺賢三藏因被人指斥顯神通而見擯於北方,慧遠大師特遣弟子曇邕入關,替他們和解,由於覺賢不願再回北方,便投奔大師。大師予以熱烈歡迎,邀他加入蓮社,請他翻譯佛經,並以負責的精神致書國主姚興,為覺賢解除了被擯的處分,恢復了覺賢的名譽。後來,覺賢又被邀到建康道場寺,譯出《華嚴經》(晉譯六十卷)、《僧祗律》等佛典十三種共一百二十五卷,為大乘瑜伽學說東流開了先河。華嚴宗風的闡播,亦造端於覺賢的南下。覺賢三藏終生不忘大師的知遇之恩,遺囑圓寂後骨灰安放東林寺,其舍利塔建在東林寺。覺賢是歷史上第一位葬在廬山的外國僧人.

      慧遠大師在廬山東林寺結蓮社,率眾精進念佛,共期西方。鑿池種蓮花,在水中立十二品蓮葉,隨波旋轉,分刻晝夜作為行道的節制,稱為蓮漏。此次集結為中國淨土宗之始。由於修行的理論與方法正確,蓮社一百二十三人,均有往生淨土的瑞相。慧遠大師臨終預知時至,將一生三次見佛的事實告知弟子,制訂遺囑,至期果然安坐而化,上品往生。享壽八十三歲。

  慧遠大師示寂後,謝靈運替他在東林寺開闢東西兩個池塘,並且種上白蓮。因此,淨宗後被稱為「蓮宗」。唐、宋諸帝賜贈諡號「辨覺大師」、「正覺大師」、「圓悟大師」、「等遍正覺圓悟大師」。為別於隋代淨影寺之慧遠法師,後世多稱為「廬山慧遠」。

 
Previous
Previous

Lược Truyện Đại Sư Thiện Đạo-Tổ Thứ 2 Tông Tịnh Độ

Next
Next

Lược Truyện Đại Sư Triệt Ngộ-Tổ Thứ Mười Hai Tông Tịnh Độ