Lược Truyện Đại Sư Tỉnh Thường-Tổ Thứ 7 Tông Tịnh Độ

Lược Truyện
Đại Sư Tỉnh Thường
Tổ Thứ 7 Tông Tịnh Độ
(959-1020)

Đại sư Tỉnh Thường (959-1020), Cao tăng thời Tống, Tổ thứ 7 Tông Tịnh Độ Phật giáo Trung Quốc. Sư họ Nhan, tự Tạo Vị, quê ở huyện Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang.

Trước ngày sanh ra sư, thân mẫu của sư mơ  thấy một vị tăng người Ấn tu hành thành tựu. Sau khi Đại sư sanh ra, từ nhỏ sư không ăn những loại cay nồng và cá thịt, 7 tuổi vào chùa học tập, 15 tuổi xuất gia, 17 tuổi thọ giới Cụ túc, giới hạnh tinh nghiêm. 

Thuở nhỏ, Đại sư học Thiên Thai Chỉ Quán, 20 tuổi tinh thông Tánh tông, 21 tuổi đáp lời mời của Mục Trạch Thủ Tố ở Hàng Châu sư giảng Luận Đại Thừa Khởi Tín. Sau sư theo Đại sư Chí Phùng ở Ngũ Vân Sơn (1)ở Hàng Châu truyền pháp môn Duy tâm (2). Vào niên hiệu Ung Hy (984-988), Đại sư mơ thấy Thần tăng hiển bày tượng Bồ tát Văn Thù, từ đó căn cứ điều mình mơ thấy, Đại sư tạo tượng Bồ tát trang nghiêm để giáo hoá chúng đệ tử. Vào niên hiệu Thuần Hoá (990-994) triều Tống, Đại sư trụ ở chùa Chiêu Khánh, Tây Hồ, Hàng Châu chuyên tu Tịnh độ. Vì ngưỡng mộ  đạo phong của Đại sư Tuệ Viễn ở Lô Sơn, sư học theo Đại sư Tuệ Viễn kết Liên Xã Niệm Phật, và đề xuất nguyên tắc cơ bản của Liên Xã:” Đi đường cần nương đại địa, tôn phụng thần minh cần nhờ tượng thần trợ giúp, làm việc giáo hóa cần vận dụng ngôn ngữ”. Đại sư nhận thấy Tây Hồ là nơi để du hóa tốt trong thiên hạ, vì vậy Đại sư quyết lòng ở đây an thân và dùng gỗ Chiên đàn khắc tượng Phật A Di Đà để tín chúng chiêm ngưỡng. Sau Đại sư tiếp xúc Phẩm Tịnh Hạnh của Kinh Pháp Hoa, nhận ra rằng đây là “ chìa khóa để thành thánh”, bèn đổi Liên Xã Niệm Phật thành Tịnh Hạnh Xã. Tịnh Hạnh Xã lập đương triều Tể tướng Vương Đán đứng đầu xã, trong vòng hơn 30 năm, có hơn ngàn tăng nhân danh tiếng và 123 sĩ đại phu đến Tịnh Hạnh Xã tu học. Trên từ Thừa tướng Hựu Mật, xuống đến quan chức tỉnh, vì vậy người đương thời đua nhau nộp hồ sơ, để mong trở thành hội viên của Tịnh Hạnh Xã. Đại sư bảo đệ tử: “Kể từ khi thành lập nhà Tống, các quan lại và học giả rất kính trọng người xưa. Đại khái họ đều bắt chước theo Hàn Dũ, chủ trương bài xích Phật pháp, cho nên, khi tôi noi theo hành trạng Đại sư Tuệ Viễn ….( lập Liên Xã Niệm Phật), họ không hiểu tôi và cho rằng tôi mua danh chuộc tiếng, tôi không phải hạng người như vậy.”

Đại sư tự chích máu tay, hòa với mực tàu để viết: “Phẩm Tịnh Hạnh, kinh Pháp Hoa”, mỗi khi viết một chữ, lạy 3 lạy, nhiễu 3 vòng, niệm Phật 3 lần, sau khi viết xong đem khắc ấn hơn 1000 bản phát hành các nơi. Đại sư lại chủ trì dùng gỗ Chiên đàn khắc tượng Phật Tỳ Lô Xá Na. Khi tượng Phật hoàn thành, Đại sư quỳ chấp tay phát nguyện:” Con cùng với đại chúng 1000 người kết Tịnh Hạnh Xã, từ khi bắt đầu thành lập đến nay, phát tâm Bồ đề, tận đời vị lai, hành Bồ tát hạnh. Nguyện hết báo thân này, sanh về nước An Dưỡng”.

Bài tựa Phẩm Tịnh Hạnh mà Đại sư khắc bản ấn hành do Hàng Lâm Học Sĩ Tô Dịch Giản viết rằng: “Con xoả tóc, cho Đại sư dẫm bước qua, con xẻ thân đốt đèn, hướng về Đại sư cầu thỉnh giáo pháp”. Điều đó cho thấy rằng: Sự hưng thịnh trong việc hoằng pháp lợi sanh của Đại sư khiến cho mọi người dân trong nước đều tỏ lòng cung kính.

Vào ngày 12 tháng giêng, Niên hiệu Thiên Hy thứ 4 (1020) thời Tống, Đại sư ngồi ngay ngắn niệm Phật, bỗng nhiên Đại sư kêu lên: “ Phật đến”! Sau đó tự tại vãng sanh. Bấy giờ đại chúng bao quanh đều thấy đại địa biến thành sắc vàng, hồi lâu mới hết. Đại sư thọ 62 tuổi. Đệ tử làm lễ nhập tháp bên mộ của Thiền sư Ô Sào để tưởng nhớ! 

  Đại sư một đời đạo long đức thạnh, giới đức băng tuyết, mặc dù không có trước tác để lại đời, nhưng Đại sư lấy việc khổ tu và tha thiết chân thật tinh tấn hành trì một cách phi phàm trác việt để đến lúc lâm chung tự tại sanh về thượng phẩm, là bằng chứng cho sự chân thật bất hư của pháp môn niệm Phật. Đại sư mấy mươi năm như một ngày hoằng dương Tông Tịnh Độ, đặt nền móng làm cho Tông Tịnh Độ hưng thạnh vào đời Tống, là cống hiến không thể phai mờ cho sự phát triển Tông Tịnh Độ.

Tu Viện An Lạc, California, 1:30 sáng 12-11-2024
Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch)

————————

(1) Ngũ Vân Sơn ( 五 雲山):Là ngọn lớn núi thứ 3 trong quần thể núi ở Tây Hồ, có độ cao hơn 300 mét so với mực nước biển, nhân có mây năm sắc giăng lơ lửng trên đỉnh qua thời gian lâu không tan nên đặt tên là Ngũ Vân. Eo núi có Lương Đình ( nhà nhỏ bên đường để  du khách tham quan dừng chân ngắm cảnh) Trên đỉnh núi có di tích chùa Chơn Tế xây dựng vào thời Ngũ Đại (五 代),trong chùa có 5 miệng giếng, lại có cây lớn bằng 5 người ôm, tuổi thọ của cây này 1400 năm, cây cao 21 mét, gọi là Cổ Thụ Hàng Châu。

 

淨宗七祖省常大師略傳

省常大師 (公元959~1020年),宋代高僧,中國佛教淨土宗第七代祖師。俗姓顏,字造微,浙江錢塘人。

 大師的母親在他出生前做了一個夢,夢到一位西域僧人修行成就。大師出生後,從小不吃葷腥,七歲就入寺學習,十五歲落髮,十七歲受具足戒,戒行精嚴。 大師早年學習天台止觀,二十歲精通性宗,二十一歲應杭州牧翟守素之請講《大乘起信論》。後來追隨杭州五雲山志逢大師傳唯心法門。宋雍熙年間,大師夢見神僧展示文殊菩薩像,於是根據夢中所見,造出莊嚴的菩薩像以化導四眾弟子。

  宋朝淳化年間,大師住杭州西湖昭慶寺專修淨土。因仰慕廬山慧遠大師的行誼,效法慧遠大師結蓮社念佛,並提出蓮社的基本原則:「在道路行走要依靠大地,尊奉神明要藉助神像,推行教化要運用言語。」大師認為西湖是天下勝遊之地,於是決心在此安身,並用旃檀木刻阿彌陀佛像供信眾瞻仰。後來大師接觸到《華嚴經·淨行品》,認為其是「成聖之宗要」,於是將蓮社更名為「淨行社」。 「淨行社」以當朝宰相王旦為社首,三十多年來,到「淨行社」修學的士大夫共有一百二十三人,僧人有千餘名。而入社修學者,上自丞相宥密,下及省閣名公,因此當時的人們爭相投文,以求為社中人。

  大師對弟子說過:「宋朝建立以來,官吏士人們多尊奉古人,大概都是效法韓愈,主張排斥佛法,所以我才效法遠公的行跡……世人不會我意,以為我是沽名釣譽之徒,我不是這種人。」

  大師自刺指血,和墨書寫《華嚴經.淨行品》,每書寫一字,三拜三圍繞,三稱佛名,完成後刊印千餘份流通各地。又主持以旃檀木雕刻毗盧舍那佛像,佛像造成,大師跪地合掌發願說:「我與一千大眾結淨行社,始從今日,發菩提心;窮未來際,行菩薩行。願盡此報身,生安養國。

  翰林學士蘇易簡為大師刊印的《淨行品》作序說:「我當布散頭髮,讓大師足踏而過;剜身燃燈,向大師請法。」大師度化傳法之盛況、國人對大師推崇之高,由此可見一斑。

  宋天禧四年(西元1020年)正月十二日,大師端坐念佛,不久語氣嚴厲的高呼:「佛來也!」隨後自在往生。當時周圍的大眾都見到大地變為金色,持續一段時間後才消失。大師往生時壽年六十二。弟子將大師全身塔安放於鳥窠禪師墓旁,以作紀念。

       大師一生道隆德盛,戒品冰雪,雖沒有著作遺世,但他以卓絕苦修、真篤實行,以及臨終自在的上品上生,驗證了念佛法門的真實不虛。大師數十年如一日弘揚淨宗,為淨土宗在宋代的盛行奠定了基礎,為淨宗的發展做出了不可磨滅的貢獻

 
Previous
Previous

Phật Quốc Ký

Next
Next

Lược Truyện Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ-Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông