Phật Quốc Ký

Phật Quốc Ký còn gọi là truyện Cao Tăng Pháp Hiển, truyện Pháp Hiển, truyện Cao Tăng truyện ghi chép về hành trình đi Thiên Trúc. 1 quyển, do
Cao Tăng Pháp Hiển thời Đông Tấn viết.

(Thành Kính đảnh lễ dâng lên cúng dường nhân tuần Chung Thất Hoà Thượng Bổn Sư)

Đại sư Pháp Hiển, quê ở Võ Dương, Bình Dương ( Sơn Tây), họ Cung, vì cảm buồn rằng Tạng luật còn thiếu bèn cùng Tuệ Cảnh, Đạo Chỉnh, Tuệ Ưng, Tuệ Ngôi .v.v.Vào niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 2 ( Lương Cao Tăng Truyện ghi niên hiệu Long An thứ 3) rời Trường An, qua Hà Sa, vượt Thông Lãnh, đến Thiên Trúc cầu pháp, trải qua Trường An, Đôn Hoàng, Vu Điền đến Trung Ấn Độ, sau khi trải qua các di tích Phật, 3 năm học ở thành Hoa Thị, 2 năm học ở gần Gia Nhĩ Các Đáp thuộc hạ lưu sông Hằng, sau đến Tích Lan 2 năm, ở đó học Luật, Trường A Hàm, Tạp A Hàm, Kinh Niết Bàn.v.v. Sau cùng qua Tô Môn Đáp Lạp (Sumatera). Niên hiệu Nghĩa Hy thứ 9 (413) sư về nước mang về lượng lớn kinh Phật bằng chữ Phạn. Trước sau hơn 10 năm Đại sư trải qua hơn 30 nước: Nhục Chi, Đôn Hoàng, Thiện Thiện, Ô Di, Vu Điền, Tử Hợp, Yết Xoa, Đà Lịch, Ô Trượng, Túc Ha Đa, Kiện Đà Vệ, Trúc Sát Thi La, Phất Lâu Sa, Na Kiệt, La Di, Bạt Na, Tỳ Trà, Ma Đầu La, Tăng Ca Thi, Sa Kỳ, Câu Tát La, Lam Mạt, Tỳ Xá Ly, Ma Kiệt Đề, Ca Thi, Câu Diệm Di, Đạt Thân, Ma Lợi Đế, Sư Tử, Da Bà Đề .v.v.

Sau khi về nước, ở chùa Đạo Tràng sư kết hợp với Phật Đà Bạt Đà La dịch Luật Ma Ha Tăng Kỳ, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Tạp Tạng, Luận Tạp A Tỳ Đàm, thị tịch tại chùa Hạnh ở Kinh Châu

Sách này do Đại sư Pháp Hiển tự ghi chép quá trình trải qua Tây Vức đến các nước ở Ấn Độ cầu pháp, là điển tịch xưa nhất trong truyện ký tăng lữ Trung Quốc đi Tây Vức Ấn Độ cầu pháp. Cùng với Đại Đường Tây Vực Ký của Huyền Trang, Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện của Nghĩa Tịnh, là sử liệu trọng yếu về địa lý lịch sử thời Trung cổ. Dưới đây là khái lược những điều Đại sư Pháp Hiển đích thân chứng kiến khi trải qua các nước Tây Vức Ấn Độ:

1-Nước Vu Điền

Nước này trù phú thanh bình, nhân dân chăm chỉ đời sống sung túc, hết thảy người dân đều phụng thờ Phật pháp, họ đem niềm vui Chánh pháp để vui sống với nhau. Chúng tăng có đến vạn người, phần nhiều học theo Đại thừa. Người dân sống rải rác, trước mỗi nhà đều có dựng cái tháp nhỏ, nhỏ nhất cao vài trượng, họ đều làm phòng tăng bốn phương để cho khách tăng và phòng dư để cho vua lúc cần. Trong nước có một ngôi Tăng Già Lam (chùa) tên là Cù Ma Đế là chùa theo Phật giáo Đại thừa, có 3000 vị tăng, thỉnh kiền chuỳ để báo tăng chúng cùng đi ăn cơm. Khi vào trai đường uy nghi tề chỉnh, ngồi theo thứ lớp, tất cả im lặng, không khua bát, tịnh nhơn thêm thức ăn, không được gọi nhau, chỉ dùng tay chỉ.

Nước ấy từ ngày mùng 1 tháng 4 bắt đầu quét tước dọn dẹp đường sá trong thành, trang nghiêm đường hẻm, trên cổng thành giăng màn trướng lớn, làm đẹp mọi thứ, vua, hoàng hậu, thể nữ đều ở trong thành.

Tăng trong chùa Cù Ma Đế học theo Đại thừa, vua kính trọng, thỉnh tượng đi trước. Cách thành ba bốn dặm làm xe 4 bánh để thỉnh tượng, cao hơn 3 trượng, hình trạng như cung điện di chuyển, trang nghiêm bằng 7 báu, treo lộng, tràng phang, tượng đứng trong xe, 2 Bồ tát theo hầu, chư thiên theo hầu đều dùng ngọc, vàng bạc treo ở hư không. Khi tượng cách cổng thành 100 bước, vua cởi thiên mão,

thay mặc áo mới, đi chân không, tay cầm bông hoa, ra thành nghinh đón tượng, đảnh lễ dưới chân tượng,đốt hương rải hoa. Khi tượng vào thành, trên lầu hoàng hậu, thể nữ rải hoa rơi xuống lả chả. Trang nghiêm đầy đủ như thế, mỗi xe đều khác , một chùa thỉnh tượng diễu hành một ngày, bắt đầu từ mùng 1 tháng 4 đến 14 tháng 4 cho xe diễu hành tượng. Diễu hành tượng xong vua và hoàng hậu mới hồi cung.

2/ Nước Kiệt Xoa

Nước này trong Thông Lãnh, từ Thông Lãnh trở về trước cỏ cây trái quả đều khác lạ, chỉ 3 loại trúc, lựu, mía giống đất Hán. Núi lạnh lúa không mọc được chỉ có lúa mạch. Có hơn 1000 tăng sĩ, hết thảy đều học tiểu thừa

Pháp Hiển đi qua nước này, gặp lúc vua nước này mở hội Ban Giá Việt Sư , tức đại hội 5 năm 1 lần. Khi đại hội, vua thỉnh Sa môn bốn phương đều vân tập, trang nghiêm chỗ ngồi cho chúng tăng, treo cờ lộng, sau làm hoa sen vàng bạc gắng chỗ tăng tòa, trải tọa cụ sạch, vua và quần thần như pháp cúng dường, hoặc 1 tháng, 2 tháng, hoặc 3 tháng, phần nhiều là mùa Xuân. Vua mở hội xong, lại khuyên quần thần thiết trai cúng dường 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, cho đến 7 ngày, cúng dường xong, dâng cúng vải mịn .v.v., các loại trân bảo và các vật mà Sa môn cần. Trong nước có bình nhổ của Phật, làm bằng đá, hình sắc giống bát Phật và một chiếc răng Phật.

3/ Nước Ô Trượng

Nước Ô Trượng ở Bắc Thiên Trúc, nói ngôn ngữ Trung Thiên Trúc. Y phục uống ăn của người dân giống với Trung Thiên Trúc. Ở đây Phật pháp rất thạnh hành, đều là Tiểu thừa, có 500 ngôi chùa. Nếu có Tỳ kheo khách đến đều cúng dường 3 ngày, qua 3 ngày, khách tăng tự tìm chỗ an ổn. Trong nước có dấu tích dấu chân Phật, hòn đá Phật phơi y, chỗ Phật độ rồng dữ.

4/ Nước Túc Ha Đa

Nước này Phật Pháp hưng thịnh, chỗ xưa kia Thiên Đế Thích muốn thử Bồ Tát, hóa làm chim ưng và bồ câu, người dân trong nước này xây tháp trang nghiêm bằng vàng bạc chỗ Phật cắt thịt thân mình đổi lấy cứu bồ câu.

5/ Nươc Trúc Sát Thi La

Trúc Sát Thi La, Hán gọi là Tiệt Đầu. Khi Phật hành Bồ tát đạo, từng ở đây lấy đầu cho người, nhân vì vậy lấy làm tên. Phía Đông có chỗ Phật gieo mình cho cọp đói ăn. Hai chỗ này đều xây tháp lớn, trang sức bằng các báu, nhân dân các nước đua nhau cúng dường, rải hoa đốt đèn liên tục không dứt.

6/ Nước Phất Lâu Sa

Nước này có Kế Nhị Già vương xây tháp, tháp cao hơn 14 trượng, trang nghiêm bằng các báu. Phàm ai đi vào thấy tháp miếu tráng lệ uy nghiêm đều không muốn ra. Trong nước có thờ bình bát Phật.

7/ Hê La Thành

Thành này nằm ở biên giới nước Na Kiệt, trong thành có tinh xá thờ đảnh cốt Phật, trang sức bằng vàng và bảy báu mỏng. Vua kính trọng đảnh cốt, sợ có người cướp, nên sai 8 người họ Hào trong nước, mỗi người cầm một cái ấn để bảo hộ, sáng sớm 8 người đều đến, kiểm tra ấn của mình, sau mở cửa. Cửa mở rồi, lấy nước thơm rửa tay, thỉnh Đảnh cốt Phật ra đặt lên tòa cao ngoài Tinh Xá, dùng đĩa tròn bằng bảy báu, dưới đĩa úp chuông bằng lưu ly, đều trang sức bằng châu ngọc. Đảnh cốt màu trắng vàng, vuông tròn 4 tấc, nỗi lên ở trên.

Mỗi ngày sau khi thỉnh Đảnh Phật ra, người trong tinh xá lên lầu cao dóng trống lớn, thổi kèn, gõ bát đồng. Vua nghe, xa giá đến Tinh Xá, dâng hương hoa cúng dường. Cúng dường xong, vua lần lượt đảnh lễ ra về, vào cửa Đông, ra của Tây, Vua sáng sớm nào cũng đến lễ bái cúng dường, rồi sau mới lâm triều, Trưởng giả cư sĩ cũng đến cúng dường, rồi mới về lo việc nhà. Ngày ngày như thế không hề có ai giải đãi, mỏi mệt. Khi mọi người cúng dường đảnh cốt Phật xong thì 8 vị có trách nhiệm bảo hộ Đảnh cốt thỉnh Đảnh cốt vào trong tinh xá. Trong Tinh Xá có Tháp Giải Thoát bằng bảy báu, khi mở khi đóng. Tháp cao 5 thước, để tôn trí Đảnh cốt Phật. Trước cổng Tinh Xá sáng sớm thường có người bán hoa. Ai muốn cúng dường hoa thì lại mua. Các Quốc vương cũng thường phái sứ giả cúng dường, khuôn viên Tinh Xá khoảng 30 bộ, mặc dù liệt vào vùng động đất, nhưng nơi đây không động.

8/ Thành nước Nà Kiệt

Thành này là nơi Bồ Tát dùng vàng bạc mua Ngũ Kính Hoa cúng dường chỗ Phật Định Quang. Trong thành có tháp thờ răng Phật, cúng dường như cách cúng dường Đảnh cốt Phật. Phía Đông Bắc thành 1 do diên, đến một hang động, có tích trượng Phật, trượng làm bằng gỗ Ngưu Đầu Chiên Đàn, dài trượng sáu, trượng bảy, cũng xây Tinh Xá cúng dường. Đi vào phía Tây cửa động có y Tăng già lê của Phật cũng được xây tháp cúng dường. Phía Nam thành, nửa do diên có thất bằng đá, rộng sang hướng Tây Nam của núi trong đó có hình ảnh Phật, cách 10 bước nhìn sang trông giống như hình thật của Phật, sắc vàng tướng hảo, hào quang sáng rỡ, đi đến gần hình ảnh nhỏ, phảng phất như có. Vua các nước phái họa sư vẽ mô tả lại nhưng không giống. Phía Tây của Hình Phật khoảng 400 bước, có tháp thờ tóc và móng của Phật, tháp cao bảy, tám trượng. Bên tháp có chùa, trong chùa có hơn 700 tăng. Nơi đây có mấy ngàn tháp của chư vị A La Hán, Bích Chi Phật.

9/ Nước Trung Tâm

Tây Thiên Trúc trở về Nam gọi là nước Trung Tâm. Nước Trung Tâm nóng lạnh điều hoà, không có sương giá và tuyết, người dân sống an vui, không có đăng ký hộ khẩu, chỉ người nào canh tác trên đất hoàng gia, thì phải nộp thuế lợi tức về đất đai. Người dân muốn đi thì đi, muốn ở thì ở. Luật pháp vua cai trị không dùng tử hình, người có tội chỉ phạt tiền, tùy tội nặng nhẹ. Dù có âm mưu làm ác nghịch đi nữa, bất quá bị cắt tay phải mà thôi.

Hai bên tả hữu hậu vệ vua đều được cung cấp bỗng lộc, nhân dân trong cả nước đều không sát sanh, không uống rượu, không ăn hành, tỏi, chỉ trừ chiên trà la. Chiên trà la gọi là người ác, cho ở riêng, nếu vào thành thị thì đập cây để tự cho mình là kẻ lạ, mọi người biết mà tránh, không xào xáo nhau.

Trong nước không nuôi heo, gà, không bán vật sống, chợ không có hàng thịt và không bán rượu, giao dịch bằng vật có răng, vỏ. Chỉ có chiên trà la, ngư dân và thợ săn bán thịt.

Từ sau Phật Bát-nê-hoàn ( Niết-bàn), các quốc vương, trưởng giả, cư sĩ xây Tinh Xá cho chúng tăng, cung cấp ruộng, vườn, hộ dân, bò, trâu, têm sắt, sách. Chúng tăng trụ ở phòng xá, giường chỏng, ăn uống, y phục đều không thiếu. Chúng tăng thường lấy công đức làm sự nghiệp cho đến tụng kinh ngồi thiền.

Khách tăng đến, cựu tăng nghinh đón, giúp mang y bát, cung cấp nước rửa chân, dầu bôi

chân và nước uống. Sau một hồi nghỉ ngơi, lại hỏi số tuổi hạ của vị ấy, kế sắp đặt giường và ngoạ cụ. chúng tăng trụ xứ tạo tháp Xá Lợi, Mục Liên, tháp A Nan, tháp A Tỳ Đàm luật kinh. Sau 1 tháng an cư, các gia đình khá giả khuyến hóa cúng dường, tăng uống nước phi thời, chúng tăng đại hội thuyết pháp, thuyết pháp xong, cúng dường tháp Xá Lợi Phất, các loại hoa hương, chong đèn suốt đêm. Các tỳ kheo ni phần nhiều cúng dường tháp A Nan. Vì A Nan xin Thế Tôn chấp nhận cho người nữ xuất gia. Các sa di phần nhiều cúng dường La Vân ( La Hầu La), A Tỳ Đàm sư thì cúng dường A Tỳ Đàm. Luật sư thì cúng dường luật, mỗi năm 1 lần cúng dường, mỗi vị tự chọn ngày. Người Ma Ha Diễn ( Đại thừa) cúng dường Bát Nhã Ba Là Mật. Văn Thù Sư Lợi, Quán Thế Âm .v.v. Chúng tăng thọ tuế xong, trưởng giả, cư sĩ, Bà la môn. v.v. mỗi người đem cúng dường y và những đồ vật mà Sa môn và chúng tăng cần dùng. Tăng thọ cúng, tự mỗi người hành bố thí.

10/ Nước Tăng Ca Thi

Trong nước có chỗ Phật đà lên trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ rồi trở về, chỗ tỳ kheo ni Ưu Bát La lễ Phật lần đầu, tháp thờ tóc và móng Phật, chỗ 3 vị Phật quá khứ và Phật Thích Ca ngồi, chỗ kinh hành, chỗ Thiên Đế Thích, Phạm Thiên Vương theo Phật xuống, thảy đều có tháp. Chỗ ấy Tăng, Ni có khoảng 1000 vị, đều cùng chúng thọ thực, học xen lẫn Tiểu thừa và Đại thừa. Chỗ Tăng Ni trụ có một con rồng tai trắng, do chúng tăng và đàn việt tạo để trong nước được phồn vinh, mưa hòa gió thuận, không có tai hại, khiến chúng tăng được an ổn. Tăng chúng cảm được ân huệ ấy, nhân chỗ ấy dựng nhà rồng, trải chỗ ngồi, lại vì rồng làm Phước cúng dường. Rồng mỗi năm hiện 1 lần, nước ấy phồn thịnh, nhân dân giàu có an lạc không đâu sánh bằng, người dân các nước đến, ai cũng kinh doanh làm ăn, họ được cung cấp nhu yếu cần thiết. Phía Tây Bắc của chùa khoảng 15 do diên có một ngôi chùa tên là Đại Phẫn. Đại Phẫn là tên của ác quỷ. Phật hóa độ ác quỷ này. Người sau xây Tinh Xá chỗ ấy.

11/ Thành Tân Nhiêu Di

Thành này tiếp giáp sông Hằng, có 2 Tăng Già Lê ( Chùa) đều học Tiểu Thừa. Cách thành sáu bảy dặm, bên bờ Bắc sông Hằng là nơi Phật thuyết pháp cho đệ tử, nơi đây dựng tháp hiện vẫn còn. Qua sông Hằng đi về hướng Nam 3 do diên đến thôn Ha Lợi có chỗ Phật thuyết pháp, chỗ Phật kinh hành, chỗ Phật ngồi đều dựng tháp.

12/ Nước Câu Tát La

Nước này trong thành Xá Vệ, đất rộng người thưa, tổng cộng có hơn 200 nhà, là thành do vua Ba Tư Nặc cai trị. Có chỗ Tinh Xá xưa của Đại Ái Đạo, tường giếng của Trưởng giả Cấp Cô Độc và chỗ Ương Quật Ma La đắc đạo, thiêu thân Niết Bàn, người sau dựng tháp đều ở trong thành này. Ra cửa phía Nam thành khoảng 1200 bộ về hướng Tây là nơi Trưởng giả Tu Đạt xây Tinh Xá Kỳ Hoàn, phía Đông Tinh Xá cổng mở, 2 bên cổng có 2 trụ đá. Trụ đá bên trái là hình bánh xe pháp, trụ đá bên phải là hình con trâu. Hai nên Tinh Xá là ao suối trong sạch, cây rừng xanh tốt, các hoa màu sắc khác nhau, tươi tốt đáng xem. Phía Tây Bắc Tinh Xá 4 dặm có Đắc Nhãn Lâm, Đông Bắc sáu, bảy dặm có chỗ mẹ của Tỳ Xá Khư làm Tinh Xá thỉnh Phật và Tăng ở, chỗ Côn Đà Lợi giết người phỉ báng Phật, chỗ nữ Chiên Đà Ma phỉ báng Phật, chỗ Điều Đạt Độc Trảo muốn hại Phật sanh vào địa ngục, cả nước có 96 loại ngoại đạo, đều biết đời nay, đời sau, đều có đồ chúng, cũng đều khất thực, không chỉ trì bát, lại cũng cầu Phước ở 2 bên đường vắng, dựng nhà Phước đức, phòng ốc, giường nằm, uống ăn cung cấp người đi đường cùng người xuất gia và khách qua lại.

Phía Đông Nam thành Xá Vệ 4 dặm là chỗ vua Lưu Ly muốn chinh phạt nước Xá Di, khi đó Phật đà đang đứng bên đường, chỗ bên đường ấy dựng tháp, Tây thành có ấp Đô Duy, có chỗ sanh xưa kia của Phật Ca Diếp, chỗ cha con gặp nhau, chỗ Phật Bát Nê Hoàn ( Niết Bàn) .v.v.

13/ Nước Ca Di La Vệ

Trong thành đều không có dân, rất hoang vắng, dọc đường cảm thấy sợ, chỉ có dân hộ chúng tăng mấy mươi nhà. Có chỗ cung xưa của vua Bạch Tịnh, chỗ Thái tử gặp người bịnh quay xe về, chỗ Phật đắc đạo về thăm vua cha, chỗ 500 Thích tử xuất gia hướng Ưu Ba Ly làm lễ, chỗ Phật Đà nhận Y Tăng Già Lê do Đại Ái Đạo dâng cúng, chỗ Thái tử ngồi xem lễ hạ điền, chỗ Thái tử giáng trần.

14/ Nước Lam Mạc

Từ chỗ Phật Đản sanh về đi hướng Đông 5 do diên, có nước Lam Mạc, Quốc vương được một phần Xá Lợi Phật, trở về xây tháp, đây là tháp Lâm Mạc. Đi về hướng Đông 3 do diên chỗ là Thái tử bảo Xa Nặc cởi ngựa trắng quay về.

15/ Thành Câu Di Na Kiệt

Phía Bắc thành có chỗ Phật Bát Nê Hoàn( Niết Bàn) và Tu Bạt người đệ tử sau cùng đắc đạo, chỗ Lực sĩ Kim Cang phóng chày vàng, chỗ 8 vua phân chia Xá Lợi, những nơi này đều dựng tháp, người dân trong thành thưa thớt chỉ có dân hộ chúng tăng

16/ Nước Tỳ Xá Ly

Phía Bắc thành Tỳ Xá Ly có Tinh Xá Trùng Các ở Đại lâm, nơi Phật an trú, tháp bán thân của A Nan, Am Ba La Nữ đem vườn cúng Phật làm chỗ Phật trụ, phía Tây Bắc thành 3 dặm có tháp, tên là Phóng Cung Trượng là nơi khi xưa Phật phóng cung trượng.

17/ Nước Ma Kiệt Đề

Trong nước có ấp Ba Liên Phất là thành được cai trị bởi vua A Dục, gồm các nước trung tâm, chỉ có nước này có thành ấp lớn, nhân dân giàu có, chăm làm việc nhân nghĩa. Mỗi năm vào ngày mùng 8 tháng Mão, diễu hành tượng, làm xe bốn bánh, buộc tre làm 5 tầng, hình trạng giống như tháp, dùng lụa trắng giăng ở trên, sau họa hình tượng chư thiên, dùng vàng, bạc, lưu ly để trang nghiêm, treo phướng lộng, bốn bên làm cái khám, đều có Phật ngồi, Bồ tát đứng hầu, ước có 20 xe, mỗi xe trang hoàng khác nhau. Ngày ấy, tăng tục điều tập họp, xướng kỹ nhạc, hương hoa cúng dường, Bà La Môn đến thỉnh Phật, Phật thứ lớp vào thành, vào thành Phật lưu trú lại, chong đèn suốt đêm, mọi người đờn ca dâng cúng dường, các nước đều như thế. Trưởng giả, cư sĩ trong nước này đều ở trong thành dựng nhà thuốc Phước Đức để chữa bệnh cho người nghèo, người cô độc, người bịnh, người tàn tật. Trong nước còn có tháp lớn của vua A Dục. Vua A Dục tạo thành Nê Lê, chỗ Thiên Đế Thích đem thiên nhạc,Bát giá đàn cầm nhạc Phật, Đế Thích dùng 42 việc hỏi Phật, mỗi mỗi dùng tay họa vào đá, dấu tích bức họa vẫn còn.

Na La tụ lạc là quê hương của Tôn giả Xá Lợi Phật, thành mới Vương Xá là do vua A Xà Thế kiến tạo. Trong thành có 2 Tăng Già Lam, ra cửa Tây thành 300 bộ là chỗ vua A Xà Thế được một phần Xá Lợi của Phật rồi dựng tháp, tháp ấy cao và rất đẹp. Ra phía Nam thành 4 dặm, theo hướng Nam vào hang động đến bên trong 5 núi là thành xưa của vua Ngoã Sa, có chỗ Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên lần đầu gặp Mã Thắng, chỗ bọn Ni Kiền Tử làm hầm lửa, tẩm thuốc độc vào cơm thỉnh Phật đến để hại Phật, chỗ vua A Xà Thế thúc rượu cho voi uống để hại Phật. Trong góc vuông phía Đông Bắc thành có Tinh Xá ở Am Ba La Viên ( theo Kinh Xuất Diệu q.3, kinh Duy Ma Sớ q.1, Huyền Ứng Âm Nghĩa q.20 thì Vườn của nữ Am Ba La, nằm ở thành Phệ Xá Ly, Trung Ấn Độ, nơi Đức Phật thuyết kinh Duy Ma), thỉnh Phật và 1250 đệ tử cúng dường. Trong nước đó cũng có vườn trúc của Ca Lần Đà, núi Kỳ Xà Quật có chỗ Phật ngồi thiền, chỗ Điều Đạt lăn đá làm bị thương ngón chân Phật. Trong nước này cũng có vườn trúc Ca Lan Đà, hang đá Xa Đế chỗ, 500 vị A La Hán lần đầu kết tập kinh điển, hang đá đen vuông lớn, nơi Bồ tát khổ hạnh 6 năm, chỗ Di gia nữ dâng sửa cho Phật, chỗ Phật thành đạo, chỗ rồng mù Văn Mẫn nhiễu quanh Phật 7 ngày, chỗ Phạm thiên thỉnh Phật, chỗ 4 thiên vương dâng bát, chỗ 500 thương nhân trao mật, chỗ Phật độ thầy trò huynh đệ Ca Diếp 1000 người.

18/ Nước Ca Thi

Phía Đông thành Ba La Nại có Tinh Xá của Tiên Nhơn nói vườn Lộc Dã, chỗ Phật độ Câu Lân .v.v. 5 người, chỗ Phật thọ ký cho ngài Di Lặc.

19/ Nước Ma Lỵ Đế

Trong nước có 34 Tăng già lam, đều có tăng trụ, Phật Pháp cũng hưng thịnh. Đại sư Pháp Hiển trụ ở đây 2 năm chép kinh và vẽ tượng.

20/ Nước Sư Tử

Nước này ở Châu Thượng, Đông Tây 15 do diên ( Theo kinh Trung Bộ 1 Do diên hay 1 Do tuần = 4.63 km) Nam Bắc 30 Do diên, xuất hiện nhiều trân bảo châu ngọc. Nước này điều hòa nóng lạnh, không có sai khác giữa mùa Đông và mùa Hạ, cỏ cây thường xanh tốt, ruộng nương gieo trồng tùy thuộc vào người, bất kể mùa nào. Trong thành có dựng Tinh Xá thờ Răng Phật, đều làm bằng bảy báu, vua tịnh tu phạm hạnh, người trong thành rất mực có lòng kính tin. Nước đó từ khi lập quốc đến nay, không có đói khổ, chết chóc và loạn lạc, kho tàng của chúng tăng có nhiều trân bảo và ma ni vô giá. Trong thành nhiều trưởng giả cư sĩ, thương nhơn, nhà cửa khang trang, đường sá thông thoáng, ngã tư đường đều dựng nhà thuyết pháp, các ngày mùng 8, 14, rằm của mỗi tháng thiết trải tòa cao, đạo tục 4 chúng đều tập họp để nghe pháp. Đại sư Pháp Hiển trụ ở nước này 2 năm, tìm được Bản tạng luật Di Sa Tắc, Trường A Hàm, Tạp A Hàm, Tạp Tạng.

Ngoài ra, nước Kiên Đà Vệ có chỗ Bồ Tát móc mắt thí cho người. Thành Na Tỳ Già có chỗ Phật Câu Lâu Tần Phật thị hiện Đản sanh, chỗ cha con gặp nhau, chỗ Phật Bát Nê Hoàn, phía Bắc chỗ này riêng có một ấp là chỗ Phật Câu Na Hàm Mâu Ni thị hiện Đản sanh, chỗ cha con gặp nhau, chỗ Bát Nê Hoàn .v.v. Nước Đạt Thẩn có chùa Phật Ca Diếp. Nước Chiêm Ba có chỗ Phật kinh hành và chỗ 4 Phật ngồi.v.v.

Trên đây là khái lược về các di tích Phật, tôn giáo, phong tục, địa lý, v.v. mà Đại sư Pháp Hiển đã chứng kiến trong chuyến du hành đến nhiều quốc gia khác nhau. Ở tuổi sáu mươi, Đại sư Pháp Hiển vẫn du hành về Tây Vức để cầu Phật Pháp. Vì sự thành tựu vĩ đại trong việc hướng dẫn mọi người, Đại sư đã truyền cảm hứng cho Đại sư Huyền Trang thời nhà Đường noi gương Đại sư tiếp tục theo đuổi con đường sang Tây Vức tìm cầu Phật pháp.

Sách này được ghi chép vào Cao Ly Tạng tập 32, Thích Sa Tạng tập 30, Long Tạng tập 109, Chánh Tạng tập 57, Đại Chánh Tạng tập 51, bởi vì nó nhận được sự chú ý của các học giả Tây Âu vào thế kỷ 19, nên có bản dịch Anh ngữ lưu hành. Ngoài ra, còn có bản tiếng Nhật do Túc Lập Hỷ trước tác với nhan đề: Khảo Chứng Pháp Hiển Truyện.

Tu Viện An Lạc, California, 12:30 sáng, 19-11-2024
Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch)

 

佛國記

《佛國記》,又稱《高僧法顯傳》、《法顯傳》、《高僧傳》、《歷遊天竺記傳》。一卷。東晉僧法顯記。

法顯大師,平陽武陽(山西)人,俗姓龔,因慨嘆律藏殘缺,乃與慧景、道整、慧應、慧嵬等,於弘始二年(《梁高僧傳》作隆安三年)離長安,渡沙河,越蔥嶺,往天竺求法,時年六十頃。經長安、敦煌、于闐到中印度,於遍歷佛蹟後,三年學於華氏城,二年學於恆河下游加爾各答附近,後至錫蘭二年,其間所學,有律、《長阿含》、《雜阿含》、《涅槃經》等。最後經由蘇門答臘,於義熙九年(四一三)歸國,攜回大量梵本佛經。前後十餘年,歷經乾歸、褥檀、敦煌、鄯鄯、烏夷、于闐、子合、竭叉、陀歷、烏長、宿呵多、揵陀衛、竺剎尸羅、弗樓沙、那竭、羅夷、跋那、毗荼、摩頭羅、僧迦施、沙祇、拘薩羅、藍莫、毗舍離、摩竭提、迦尸、拘睒彌、達嚫、瞻波、摩梨帝、師子、耶婆提等三十餘國。

歸國後,於道場寺與佛馱跋陀羅合譯《摩訶僧祇律》、《大般泥洹經》、《雜藏經》、《雜阿毗曇心論》,示寂於荊州辛寺


本書是法顯大師自記經西域至印度諸國求法的經過歷程,為中國僧侶西行印度求法記傳中,現存最古的典籍。與唐玄奘的《大唐西域記》、義淨的《南海寄歸內法傳》,同為中古歷史、地理的重要史料。茲將法顯大師親歷西域印度諸國的見聞梗概,略舉如下: 

一、于闐國

其國豐樂,人民殷盛,盡皆奉法,以法樂相娛。僧眾達數萬人,多是大乘學。人民散居,家家門前皆起小塔,最小的有二丈許高,並作四方僧房供給客僧,及餘所須國主安頓。國中有一僧伽藍,名瞿摩帝,是大乘寺,有三千僧共犍槌食。入食堂時,威儀齊肅,次第而坐,一切寂然,器缽無聲,淨人益食,不得相喚,但以手教。其國從四月一日起,城裡便掃灑道路,莊嚴巷陌,城門上張大幃幕,事事嚴飾,王及夫人、婇女皆住其中。瞿摩帝僧是大乘學,王所敬重,最先行像。離城三四里作四輪像車,高三丈餘,狀如行殿,七寶莊嚴,懸繒幡蓋,像立車中,二菩薩隨侍,諸天侍從皆以金銀彫瑩,懸於虛空。於像距離城門百步時,王脫卻天冠,易著新衣,赤足持花,出城迎像,頭面禮足,燒香散花。像入城時,門樓上夫人、婇女遙散眾花,紛紛而下。如是莊嚴供具,車車各異。一僧伽藍則一日行像,自四月一日起,至十四日行像乃訖。行像訖,王及夫人方才返回宮中。 
二、竭叉國

其國當蔥嶺之中,自蔥嶺已前,草木果實皆異,唯竹及安石榴、甘蔗三物與漢地同。山寒不生餘穀,唯有熟麥。有千餘僧徒,盡小乘學。

三、烏長國
地處北天竺,說中天竺(中國)語。俗人衣服飲食同於中天竺。佛法甚盛,皆小乘學,有五百僧伽藍。若有客比丘到,悉供養三日,三日過已,即令自求所安。國中有佛足跡、晒衣石、度惡龍處。 

四、宿呵多國
此國佛法興盛,昔天帝釋欲試菩薩,化作鷹、鴿,國人於割肉貿鴿處起塔,以金銀莊嚴。 

五、竺剎尸羅國


竺剎尸羅,漢言截頭。佛行菩薩道時,曾於此處以頭施人,因以為名。其東有投身餧餓虎處。此二處皆起大塔,眾寶嚴飾,諸國人民競興供養,散華然燈,相繼不絕。 

六、弗樓沙國
此國有罽膩伽王所起塔,塔高四十餘丈,眾寶莊嚴。凡所行見塔廟,壯麗威嚴,都無出其右。國中供有佛缽。 

七、醯羅城


位於那竭國界,城中有佛頂骨精舍,悉以金薄七寶莊飾。國王敬重頂骨,恐有人抄奪,於是取國中豪姓八人,人持一印,印封守護。清晨八人俱到,各視其印,然後開戶。開戶已,以香汁洗手,出佛頂骨,置精舍外高座上,以七寶圓碪,碪下琉璃鍾覆上,皆珠璣莊飾。骨黃白色,方圓四寸,其上隆起。

每日出後,精舍人則登高樓擊大鼓,吹蠡,敲銅缽。王聞已,則詣精舍,以華香供養。供養畢,次第頂戴而去。從東門入,西門出,王朝朝如是供養禮拜,然後聽國政,居士長者亦先供養,乃修家事。日日如是,初無懈倦,供養都訖,乃還頂骨於精舍中。

精舍中有七寶解脫塔,或開或閉,高五尺許,以盛頂骨。精舍門前朝朝恒有賣華香人,凡欲供養者,則可買之。諸國王亦恒派遣使者供養。精舍處方三十步,雖復天震地裂,此處不動。 

八、那竭國城


此城是菩薩以銀錢買五莖花,供養定光佛處。城中亦有佛齒塔,供養如頂骨法。城東北一由延,到一谷口,有佛錫杖,杖以牛頭栴檀作,長丈六、七,以木筒盛之,亦起精舍供養。入谷口西行有佛僧伽梨,亦起精舍供養。城南半由延有石室,博山西南向,佛留影此中,距離十餘步觀之,如佛真形,金色相好,光明炳著,轉近轉微,髣髴如有。諸方國王派遣工畫師摹寫莫能及。影西四百步許,有佛髮爪塔,高七八丈。塔邊有寺,寺中有七百餘僧。此處諸羅漢、辟支佛塔有千數之多。 

九、中國

西天竺以南,名為中國。中國寒暑調和,無霜雪,人民殷樂,無戶籍官法,唯耕種王地者才須繳納地利。欲去便去,欲住便住。王治不用刑斬,有罪者但罰其錢,隨事輕重。雖復謀為惡逆,不過截右手而已。

王之侍衛左右皆有供祿,舉國人民悉不殺生,不飲酒,不食蔥蒜,唯除旃荼羅。旃荼羅名為惡人,與人別居,若入城市則擊木以自異,人則識而避之,不相搪揬。

國中不養豬、雞,不賣生口,市無屠店及酤酒者,貨易則用貝齒。唯有旃荼羅漁獵師賣肉。


自佛般泥洹後,諸國王、長者、居士為眾僧起精舍,供給田宅、園圃、民戶、牛犢、鐵券、書錄。眾僧住止房舍,床蓐、飲食、衣服都無缺乏。眾僧常以作功德為業,及誦經坐禪。

客僧往到,舊僧迎逆,代擔衣缽,供給洗足水、塗足油與非時漿。稍俟休息後,復問其臘數,次第得房舍、臥具。

眾僧住處作舍利弗塔、目連、阿難塔及阿毗曇律經塔。安居後一月,諸希福之家勸化供養,僧行非時漿,眾僧大會說法,說法畢,供養舍利弗塔,種種華香通夜然燈。諸比丘尼多供養阿難塔,以阿難請世尊聽女人出家故;諸沙彌多供養羅云;阿毗曇師者供養阿毗曇;律師者供養律。年年一供養,各自有日。摩訶衍人則供養般若波羅蜜、文殊師利、觀世音等。眾僧受歲竟,長者、居士、婆羅門等,各將種種衣物、沙門所需布施僧眾。僧受亦自各各布施。 

一○、僧迦施國


國中有佛陀上忉利天三月為母說法來下處、優缽羅比丘尼初禮佛處、髮爪塔、過去三佛及釋迦文佛坐處、經行處、天帝釋梵天王從佛下處,盡有塔。此處僧、尼約有千人,皆同眾食,雜大、小乘學。住處有一白耳龍,與此眾僧作檀越,令國內豐熟,雨澤以時,無諸災害,使眾僧得安,眾僧感其惠,因此為作龍舍,敷置坐處,又為龍設福食供養。龍每年一出。其國豐饒,人民熾盛,最樂無比,諸國人來,無不經理,供給所需。
寺西北五十由延有一寺,名大墳。大墳,是惡鬼名。佛化此惡鬼,後人於此處起精舍。 

一一、罽饒夷城


此城接恒水,有二僧伽藍,全是小乘學。離城六、七里,恒水北岸,是佛陀為諸弟子說法處,此處起塔猶在。度恒水南行三由延至呵梨村,有佛說法、經行、坐處,盡起塔。 

一二、拘薩羅國

此國舍衛城內人民稀曠,總共有二百餘家,是波斯匿王所治之城。大愛道故精舍處、須達長者井壁及鴦掘魔得道、般泥洹燒身處,後人起塔,皆在此城中。出城南門千二百步道西,是須達長者所起祇洹精舍,精舍東向開門,門戶兩邊有二石柱,左柱上作輪形,右柱上作牛形。精舍左右池流清淨,樹林茂密,眾華異色,蔚然可觀。精舍西北四里有得眼林,東北六、七里有毗舍佉母作精舍請佛及僧處、孫陀利殺身謗佛處、旃遮摩那女謗佛處、調達毒爪欲害佛陀生入地獄處,該國有九十六種外道,皆知今世、後世,各有徒眾,亦皆乞食,但不持缽,亦復求福於曠路側,立福德舍,屋宇、床臥、飲食供給行路人及出家人、來去客。

舍衛城東南四里是琉璃王欲伐舍夷國,佛陀當道側立,側立處建塔。城西都維邑,有迦葉佛本生處、父子相見處、般泥洹處等。 

一三、迦維羅衛國


城中都無人民,甚如丘荒,道路怖畏,只住有眾僧民戶數十家而已。有白淨王故宮處、太子出城見病人及迴車還處、佛陀得道還見父王處、五百釋子出家向優波離作禮處、佛陀受大愛道布施僧伽梨處、太子坐樹下觀耕者處、太子降生處。 

一四、藍莫國


從佛生處東行五由延有藍莫國,國王得佛一分舍利,還歸起塔,是為藍莫塔。東行三由延有太子遣車匿白馬還處等。

一五、拘夷那竭城


城北有佛陀般泥洹及須跋最後得道處、金剛力士放金杵處、八王分舍利處等,此諸處皆起塔。城中人民稀曠,住有眾僧民戶。 

一六、毗舍離國
國中巴連弗邑是阿育王所治城,凡諸中國,唯此國城邑為大,人民富盛,競行仁義。年年常以建卯月八日行像,作四輪車,縛竹作五層,其狀如塔,以白㲲纏上,然後彩畫。作諸天形像,以金銀琉璃莊嚴其上,懸繒幡蓋,四邊作龕,皆有坐佛,菩薩立侍,約有二十車,車車莊嚴各異。當此日,境內道俗皆集,作倡伎樂,花香供養,婆羅門子來請佛,佛次第入城,入城內再宿,通夜然燈,伎樂供養,國國皆是如此。
其國長者、居士各於城內立福德醫藥舍,用以療治國中貧窮、孤獨、殘跛病人。國中存有阿育王大塔、阿育所作泥梨城、天帝釋將天樂般遮彈琴樂佛處、帝釋以四十二事問佛,一一以指畫石,畫跡故在。

那羅聚落是舍利弗本生村,王舍新城是阿闍世王所造,中有二僧伽藍,出城西門三百步是阿闍世王得佛一分舍利起塔處,此塔高大嚴麗。出城南四里,南向入谷,至五山裡,是瓶沙王舊城,有舍利弗、目連初見頞鞞處、尼犍子作火坑毒飯請佛處、阿闍世王酒飲黑象欲害佛處。城東北角曲中,有菴婆羅園精舍請佛及千二百五十弟子供養處。耆闍崛山有佛坐禪處,調達擲石傷佛足指處。此國中亦有迦蘭陀竹園、五百羅漢初次結集經典的車帝石室、大方黑石窟、菩薩苦行六年處、彌家女奉佛乳糜處、成道處、文鱗盲龍七日繞佛處、梵天請佛處、四天王奉缽處、五百賈人授麨蜜處、度迦葉兄弟師徒千人處等。 

一八、迦尸國


波羅奈城東有仙人鹿野苑精舍、佛度拘驎等五人處、佛為彌勒授記處。 

一九、摩梨帝國

國中有二十四僧伽藍,盡有僧住,佛法亦興,法顯大師住此二年寫經及畫像。 

二○、師子國

其國本在洲上,東西五十由延,南北三十由延,多出珍寶珠璣。其國寒暑和適,沒有冬夏差異,草木常茂,田種隨人,無有時節。城中建有佛齒精舍,皆七寶所作,王淨修梵行,城內人敬信之情亦篤。其國立治已來,無有饑喪荒亂,眾僧庫藏多有珍寶、無價摩尼。城中多居士長者、薩薄商人,屋宇嚴麗,巷陌平整,四衢道頭皆建說法堂,每月八日、十四日、十五日鋪施高座,道俗四眾皆集聽法。法顯大師住此國二年,求得《彌沙塞律藏本》、《長阿含》、《雜阿含》、《雜藏》。


此外,揵陀衛國有菩薩以眼施人處。那毗伽城有拘樓秦佛所生處、父子相見處、般泥洹處,此處北行另有一邑,是拘那含牟尼佛所生處、父子相見處、般泥洹處等。達嚫國有迦葉佛僧伽藍。瞻波國有佛陀經行處及四佛坐處等。
上述所陳是法顯大師遊歷諸國見聞之佛跡、宗教、風俗、地理等的概略情況。法顯大師以六十高齡,猶西行求法,因其導利群生的高跡,遂感往後唐代玄奘大師追其清風,繼之求法西域的壯舉。本書除收錄於《高麗藏》第三十二冊、《磧砂藏》第三十冊、《龍藏》第一○九冊、《卍正藏》第五十七冊、《大正藏》第五十一冊外,由於在十九世紀時即受到西歐學者的重視,因而有英譯本流行。另有日人足立喜六著作《考證法顯傳》。

 
Previous
Previous

Trích Dịch Từ Bài Giảng Phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát

Next
Next

Lược Truyện Đại Sư Tỉnh Thường-Tổ Thứ 7 Tông Tịnh Độ