Trích Dịch Từ Bài Giảng Phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyên tác: Nhật Ngữ
Tác giả: Sâm Hạ Đại Viên
Hán dịch: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Hậu Học-Thích Chúc Hiền

Phẩm Phổ Môn này, từ đầu đến cuối đều là nói tín ngưỡng Quán Thế Âm, toàn văn chia làm 2 đoạn: Trường hàng và Kệ tụng. Trường hàng là thể tài văn xuôi, Kệ tụng là thơ ca giống thể văn vần. Nhưng vì Kệ tụng là thuật lại Trường hàng, cho nên, yếu chỉ trong Phẩm Phổ Môn hoàn toàn hàm chứa trong Trường hàng. Trường hàng lại phân làm 2 đoạn hỏi đáp: Đoạn 1: Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi Bồ Tát Quán Thế Âm, vì nhân duyên gì mà được tên gọi?

Đoạn 2 : Hỏi Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi Ta Bà, dùng phương tiện gì để thuyết pháp cho chúng sanh ? Nay đem câu hỏi của đoạn 1 giải thích như sau:

[Bấy giờ, Bồ Tát Vô Tận Ý liền từ chỗ ngồi, trạch vai phải, chấp tay hướng Phật, mà thưa rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn! Bồ Tát Quán Thế Âm , do nhân duyên gì mà có tên là Quán Thế Âm ?”]

Đây là câu hỏi của Bồ Tát Vô Tận Ý, cũng có thể xem như là phần tựa của phẩm này.

[ Nhĩ thời] nghĩa là “Bấy giờ”là chỉ thời gian nào nói? Dựa vào [Quán Âm Nghĩa Sớ Ký] của Đại sư Tứ Minh Tri Lễ ( 960-1028) cho rằng: Thế Tôn giảng xong [phẩm Bồ Tát Diệu Âm Lai Vãng ]ở phương Đông, liền lúc đó, Phật thuyết [phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn] ở phương Tây, “Nhĩ thời “ là chỉ thời gian ngay lúc đó. Lại có thuyết cho rằng: Đệ tử của Thích Tôn sau khi nghe xong [Phẩm Diệu Âm Bồ Tát Lai Vãng ], hớn hở vui mừng, ngay thời điểm đó lại mong muốn nghe sự phát tâm của Bồ Tát Quán Thế Âm, để đời sau tâm lành của đại chúng phát khởi, “Nhĩ thời “ tức là chỉ lúc đại chúng đều mong muốn nghe. Cho nên, [ Nhĩ thời] có 2 nghĩa như trên.

Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ 25 trong Kinh Pháp Hoa, trước là phẩm 24: Phẩm Diệu Âm Bồ Tát Lai Vãng, cuối phẩm này nói: [ Khi Phật thuyết phẩm Diệu Âm Bồ Tát Lai Vãng, có 4 vạn 2 ngàn thiên tử đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, Bồ Tát Hoa Đức đắc Pháp Hoa Tam Muội]. [Nhĩ Thời] trên Phẩm Phổ Môn có thể chọn lấy nghĩa trước.

Phẩm Phổ Môn là phẩm sau phẩm Bồ Tát Diệu Âm Lai Vãng, phẩm trước Bồ Tát Diệu Âm hiện sắc thân Tam Muội trong 3 cõi 6 đường, chỗ đến thị hiện, thuyết pháp độ sanh; phẩm này nói Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện sắc thân Tam Muội, tùy theo tình huống của từng loại mà hóa thân, thuyết pháp độ sanh.

[Bấy giờ ], mặc dù theo cách nhìn chung, đó là lúc giảng xong phẩm 24, bắt đầu giảng phẩm 25, tuy nhiên, khi đọc riêng phẩm Phổ Môn thì không nhất định cho rằng [ Bấy giờ] là lúc giảng xong phẩm 24. Vì vậy, theo quan điểm của Phật mà nói, [Bấy giờ]chính là lúc Phật quán cơ sắp giảng Phẩm Phổ Môn; còn ở phương diện chúng sanh mà nói, thì [ Bấy giờ] chính là lúc nhân duyên của chúng sanh đã chín mùi để lắng nghe Phẩm Phổ Môn. Kỳ thật, bất luận thời gian nào thì [Bấy giờ], [Bấy giờ] là vô hạn.

[ Bồ Tát Vô Tận Ý] là Bồ Tát Bổ Xứ của Phổ Hiền Như Lai thuộc thế giới vô tận ở phương Đông. Phương Đông là thế giới vô tận chỉ có Bồ Tát, không có quốc độ của Thanh Văn, Duyên Giác. Phổ Hiền Như Lai là Giáo chủ nơi đó, vị Bồ Tát này thì ở dưới Như Lai, trợ giúp Như Lai giáo hóa. Hiện tại Ngài vâng lời dạy của Như Lai, đến thế giới Ta Bà phụ giúp việc giáo hóa của Đức Thích Tôn. Trong dẫy ngồi trên hội Pháp Hoa ở núi Linh Thứu, có một chỗ của ngài. Khi ấy, ngài đứng dậy hỏi Phật về nhân duyên của Bồ Tát Quán Âm, ý nghĩa Vô Tận Ý thật rất thâm sâu.

Vô Tận Ý là ý nghĩ vô cùng tận, vô lượng vô biên. Nhân vị Bồ Tát này do ở thế giới vô tận, chúng sanh vô tận, nghiệp vô tận, mà bi nguyện độ sanh của Bồ Tát cũng vô tận, nên gọi là Vô Tận Ý.

Chiếu theo điều đã nói ở trên, lẽ vi diệu của Pháp Hoa là tướng thật của các pháp. Một số người không biết rằng mọi hiện tượng đều là những hình tướng giả tạo do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau gây ra, mà chấp trước cho là thật có, đó là cõi mê mờ của phàm phu. Nương vào sự tồn tại của nhân duyên, chấp mọi thứ đều không, đó là tiểu thừa hoặc quyền đại thừa. Trong Đại thừa, theo sự sai khác của vạn vật mà nói thì không thiên nơi có, theo tính nhất thể của vạn vật mà nói thì không thiên nơi không; nhận biết vạn vật có sự tương quan vô cùng tận, đều là tướng thật của các pháp. Vạn vật trong trời đất, đều là tương thí tương huệ để làm lợi ích cho người khác, đây thật là hạnh nguyện của Bồ Tát. Chỉ làm lợi cho mình, đó là Thanh Văn, Duyên Giác, vì họ không rõ nguyên lý tương thí, tương huệ trong thế giới. Vị Bồ Tát Vô Tận Ý này, đem tâm đại bi vô tận, cứu độ vô số chúng sanh, Vô Tận này chính là nghĩa căn bản của Đại thừa. Bồ Tát Quán Thế Âm, nổi tiếng khắp mười phương, chư hiền thánh trọng vọng, Phổ môn thị hiện, bi nguyện vô cùng tận, cho nên vị Bồ Tát này nêu ra câu hỏi, ý nghĩa thật thâm sâu.

[Từ chỗ ngồi đứng dạy], là khi sắp nghe Phật thuyết Pháp, Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi của mình đứng dậy, trịch áo vai phải, chấp tay hướng lên Phật, đảnh lễ; đây là nghi thức mở đầu của việc hướng về Phật để tham vấn pháp.

Trong [Quán Tâm Thích] của tông Thiên Thai nói: [ Không chính là tòa, không đây là Không có nhiễm trước, nên nói là khởi]. Vị Bồ Tát này thì thường lấy các pháp đều không làm tòa. Bởi vì, lìa hai bên có và không, thì mới có thể chứng đắc thật trí của trung đạo, cho nên, các pháp đều là tòa rỗng không, cũng không đắm nhiễm vướng mắc. Các pháp đều không, là cửa bình đẳng, hiện tại Bồ Tát này vâng lời dạy của Giáo chủ Phổ Hiền Như Lai ở thế giới vô tận phương Đông, đến hội Pháp Hoa của Đức Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu, ứng cơ đặt câu hỏi, từ tòa rỗng không bình đẳng mà đứng dậy, hiện khởi sai biệt với cửa có của chúng sanh nên nói: [ Liền từ chỗ ngồi đứng dậy].

[Trịch vai bên phải], đây là cách chúng ta mặc y cà sa, che vai trái bằng áo cà sa và để lộ vai phải. Ở Ấn Độ, vai phải của y cà sa để lộ, để thuận tiện khi làm việc và thể hiện uy nghi trang trọng khi có việc trình thưa với Thầy, có ý nghĩa thể hiện sự cung kính.

Cho nên, khi chúng ta lễ Phật, Bồ Tát, mô phỏng theo phong cách Ấn Độ, trịch vai bên phải. Dựa vào giải thích trong [Quán Tâm Thích], che và lộ là biểu thị 2 trí quyền và thật của 2 đế không và giả, không đế là thật trí, thật trí thì không thể nói ra, vì vậy che vai trái; Giả đế là Quyền trí, nên lộ vai phải. Có người cho rằng: “Vai trái là biểu thị cho thiền định, vai phải biểu thị cho trí tuệ”. Hiện để lộ vai phải tức là từ thiền định khởi mở ra ánh sáng trí tuệ.

[Chấp tay hướng Phật mà thưa rằng], là hai bàn tay hợp lại, 10 ngón hợp nhau, gọi là hiệp chưởng. Ở Ấn Độ, chấp tay là biểu hiện lễ tiết cung kính đối với người trên. Giải thích thêm: “Chấp tay” là 10 ngón của 2 bàn tay, tương đương với 10 giới, hợp chúng làm một, thành ra 10 cõi như một, là biểu thị chúng sanh và Phật, mê và ngộ, không hai.

Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi đứng dậy trịch y vai phải chấp tay hướng lên Phật Thích Ca Mâu Ni, đầy đủ 3 thân của bậc Pháp Vương , đang ngồi trên tòa thuyết pháp, kế đến nêu ra câu hỏi, tức là [ mà nói lời này].

Hiện tại nói Phật Thích Ca Mâu Ni đầy đủ ba thân, cần phải nói ý nghĩa liên quan về ba thân này.

Ba thân: Pháp thân, Báo thân, Ứng thân. Pháp thân là lẽ thật Chơn Như, thể nghiệm đạt đến điều này tức là Pháp thân viên mãn; dùng thể đắc lý mà hiển hiện Phật trí đó là Báo thân; tùy duyên ứng hiện độ khắp chúng sanh, đó là Ứng thân. Đức Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ đức tánh của ba thân này.

Từ [Bấy giờ] đến [ Mà nói lời này], là phần tựa của phẩm này. Từ [Mà nói lời này] trở xuống là phần văn Trường hàng, kế đến là phần thuật lại phần trùng tụng, cho đến câu cuối của phần trùng tụng là [ Thế nên, cần đảnh lễ ] là phần Chánh tông. Từ [ Bấy giờ, Bồ Tát Trì Địa] trở xuống, là phần Lưu thông.

Từ [ Mà nói lời này] trở xuống là Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni, là mở đầu của phần Chánh tông.

[ Bạch Đức Thế Tôn! Bồ Tát Quán Thế Âm vì nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?] đây là Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi Thích Ca Thế Tôn: [ Bồ Tát Quán Thế Âm rốt cuộc là vì nhân duyên gì mà được tên Quán Thế Âm]? Câu văn này không cần giải thích, chỉ cần giải thích [ Thế Tôn] bên dưới. Phật Thích Ca Mâu Ni là Đạo sư của ba cõi, Cha lành của bốn loài, là bậc được tôn trọng nhất trong thế gian và xuất thế gian, nên gọi là Thế Tôn. Thế Tôn là tên gọi chung trong mười hiệu của Như Lai, mười hiệu này căn cứ vào đức hạnh của Như Lai mà lập ra mười hiệu tôn xưng. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.

-Như Lai là từ Chơn Như Thật Tánh mà đến.
-Ứng Cúng là có đủ đức thọ nhận cúng dường của tất cả chúng sanh.
-Chánh Biến Tri là đắc Chánh Giác Bình Đẳng.
-Minh Hạnh Túc là Đầy đủ diệu hạnh.
-Thiện Thệ là giống như diệu hạnh, dùng vô lượng trí tuệ, để đoạn trừ các phiền não, đạt quả Phật
-Thế Gian Giải là đầy đủ trí tuệ thế gian và xuất thế gian.
-Vô Thượng Sĩ là vượt trội tất cả hữu tình, là bậc tối thắng vô thượng.
-Điều Ngự Trượng Phu là bậc trượng phu điều phục tất cả ma chướng phiền não.
-Thiên Nhơn Sư là bậc thầy tiêu biểu của tất cả trời, người.
-Phật là gọi tắc của Phật Đà, còn gọi là Phù Đồ; dịch là bậc Giác Ngộ. Giác có ba: Tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Tự giác là tự mình đắc diệu quả Bồ Đề Niết Bàn, lại giáo hóa tất cả chúng sanh, đó là giác tha, vì tự giác và giác tha viên mãn, nên gọi là giác hạnh viên mãn. Ba giác tròn đầy, muôn đức đầy đủ, nên gọi là Phật Đà.

[Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý:” Nếu có vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh, chịu các khổ não, nghe Bồ Tát Quán Thế Âm này, một lòng xưng danh, Bồ Tát Quán Thế Âm liền quán âm thanh ấy, thì chúng sanh ấy đều được giải thoát”].

Đoạn văn này là câu trả lời chung của Phật Thích Ca Mâu Ni, là đại cương của Phẩm Phổ Môn. Lòng từ bi và thệ nguyện của Bồ Tát Quán Âm, phương pháp và những lợi ích của chúng sanh xưng niệm, đều được bao hàm trong đoạn văn này. Trong Phẩm Phổ Môn thì đây là điểm trọng yếu nhất

Hơn nữa, nguyên nhân của việc phiên dịch danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm cũng là từ đoạn văn này mà ra.

[Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý], chính là Phật Thích Ca Mâu Ni đáp lại câu hỏi của Bồ Tát Vô Tận Ý. [ Thiện nam tử], chính là chỉ Bồ Tát Vô Tận Ý. Trong đoạn văn này, có 3 điểm quan trọng. Nhưng chúng sanh và các khổ não, thì cần giải thích trước.

[ Chúng sanh], tiếng Phạn là [Tát Đoả], là danh hiệu chung của tất cả sanh vật. Gọi tất cả sanh vật là chúng sanh vì có ba điểm:

1/ Chúng cùng ở nơi đời.
2/Chúng do nhiều nhân duyên hòa hợp mà sanh ra nơi đời.
3/ Thọ sanh ở chỗ chúng đông.

Chúng sanh là một danh từ, vốn là Cựu dịch, Tân dịch của Huyền Trang đổi thành Hữu tình, vì để khác với tất cả vật vô sanh.

Trong văn này nói có vô lượng trăm ngàn ức chúng sanh, như chúng sanh ở cõi địa ngục, chúng sanh ở cõi ngạ quỷ, chúng sanh ở cõi súc sanh, chúng sanh ở cõi Tu la, chúng sanh ở bốn cõi ác này bị khổ não bức bách, thật đã có vô lượng vô số. Nhưng trọng tâm của kinh Phật thuyết toàn lấy nhân gian làm đối tượng, Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát có lòng đại từ đại bi với thế giới Ta Bà, các chúng sanh đó cũng thấy hiện ra trong nhân gian. Tỷ dụ như, người ở thế gian, trong đời sống hằng ngày, có khi khởi tâm địa ngục sân hận, có khi khởi tâm ngạ quỷ tham dục, có lúc khởi tâm tánh súc sanh ngỗ nghịch loạn luân, cho nên, dù ở cõi người nhưng đầy đủ bốn cõi ác.

[Các khổ đau] là chỉ khổ của 3 độc 8 nạn .v.v. sẽ giảng sau. Vì phần này là câu trả lời chung, nên chúng tôi sẽ giải thích riêng biệt ở bên dưới. Nói về khổ não đó thì có sự khác biệt không giống nhau, ngoài 3 độc , 8 nạn ra, còn có 4 khổ, 8 khổ. Các khổ não này toàn là khổ não địa ngục, khổ não ngạ quỷ, khổ não súc sanh, khổ não A-tu-la chính nói nỗi khổ tâm trong nhân gian. Nhưng xem xét tường tận nguồn gốc của các khổ não này, chúng ta có thể biết là do ham muốn của sự mưu cầu cuộc sống mà ra. Khi con người muốn mưu tìm sự sống, thì không có ham muốn nào mạnh mẽ và mãnh liệt hơn ham muốn này, nên ham muốn này là nguồn gốc của mọi phiền não.

[Nghe Bồ Tát Quán Thế Âm này], chữ [ Nghe] này là từ nghĩa của [ Nhĩ căn viên thông ]mà ra, [Nhĩ căn viên thông] và [ Nhất tâm xưng danh], đều được giải thoát, là 3 nghĩa cốt yếu trong đoạn trả lời chung này.

[Nghe Bồ Tát Quán Thế Âm] là nói chúng sanh nghe danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng sanh nếu nghe mà xưng niệm, thì Quán Thế Âm nghe âm thanh ấy khiến họ đều được giải thoát tất cả khổ nạn. Chữ [Nghe] là chúng sanh nghe Quán Âm, Quán Âm nghe chúng sanh, Bồ Tát và chúng sanh nghe qua lại tương ứng nhau, đây là chỉ rõ sự mầu nhiệm trong sự cảm ứng giao thoa nhau trong đạo. Từ tai nghe, Bồ Tát và chúng sanh mới có thể cảm ứng dung thông, cho nên gọi [ Nhĩ căn viên thông].

Trong Kinh Lăng Nghiêm nói chữ [ Nghe] có 3 chơn thật:

1/ Chơn thật thông: Tai và mắt không đồng, âm thanh bên ngoài, có chướng ngại vật, mắt không thấy, mà tai có thể nghe cách một dặm.
2/Chơn thật tròn đủ: Mắt chỉ có thể dùng để nhìn từ phía trước, nhưng tai có thể nghe được âm thanh bất kể phía trước, phía sau, bên trái hay bên phải.
3/ Chơn thật thường hằng: những điều trong quá khứ có thể truyền lại cho hiện tại, những điều ở hiện tại có thể truyền lại cho tương lai mà không hề thay đổi. Ba điều này đều là chỗ ưu việt của tai.

Cũng có thể nói, giáo hóa ở thế giới Ta Bà chủ yếu dựa vào việc nghe âm thanh. Để cứu độ tất cả chúng sinh khỏi đau khổ, Quán Thế Âm Bồ Tát mang ý nghĩa là vị cứu tinh của nhân loại ở cõi Ta Bà. “

[Nhất tâm niệm danh hiệu] có nghĩa là chúng sanh nếu một lòng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì được Bồ Tát này cứu độ. Quan điểm này, cần đặc biệt chú ý.

Trước hết nói về [Nhất tâm], nhất tâm là ở trong một tâm niệm đó, niệm niệm cùng với Quán Âm hợp thành một, không có niệm khác chen vào, gọi là nhất tâm. Kế đến nói về [Xưng danh], xưng danh là xưng niệm danh hiệu:[ Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát]. Nhất tâm xưng danh, cần chú ý trên phương diện xưng niệm danh hiệu, 2 chữ nhất tâm để đầu. Tâm niệm là cội gốc, cần niệm đến ta là Quán Âm, Quán Âm là ta, mà không nhận ra âm thanh phát ra từ miệng, đó mới là xưng danh. Có người nói, nhất tâm xưng danh là chỉ cần trong tâm chúng ta xưng niệm, miệng không cần phát ra tiếng, há được chăng? Nếu giảng, thuyết pháp như vậy là mê ở nơi lý và trái với tự nhiên. Chúng ta thường nghe người đời nói:” Chỉ có bạn thành tâm, bạn không cần cầu Bồ Tát, Bồ Tát cũng biết để bảo hộ giúp đỡ bạn”. Nói như thế không thể không nói là tưởng tượng sai lầm của họ. Chẳng qua câu nói này, cũng chỉ là xưng niệm ở đầu môi thôi, mà không phải là lời sách tấn của tâm chân thành.

Thân tâm của chúng ta, xưa nay là nhất như, nghĩa là tâm thành ở trong, hiện ra hình tướng ở ngoài. Hiện tại chúng sanh nếu có tâm chân thành khẩn thiết xưng niệm danh hiệu Bồ Tát thì nhất định phát ra bên ngoài thanh vận của xưng niệm danh hiệu Bồ Tát chân thành khẩn thiết, đây là đạo lý tự nhiên, cũng là chơn nghĩa của xưng niệm danh hiệu. Không chỉ thế, mà khi xưng niệm chân thành khẩn thiết càng sâu, thì càng thể nghiệm đến Đức Đại Bi ứng hiện an ủi. Một khi đạt được cảnh giới đó, thì cho là bạn không phải xưng niệm danh, mà âm thanh niệm danh hiệu cảm kích lưu xuất mà bạn không hay không biết. Ví như khi gặp trời quá lạnh hoặc trời quá nóng, bạn không có ý nhưng tự nhiên từ trong miệng bạn thốt lên lạnh quá hay nóng quá, khi đó bạn cũng không hay, không biết.

Hiện tại ta nghe danh hiệu Đức Quán Thế Âm mà xưng niệm, thì Đức Quán Thế Âm nghe âm thanh nhất tâm xưng niệm của ta mà ban sự cứu giúp, đây là Nhĩ Căn Viên Thông. Từ miệng quyết phát ra [ Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát], thì mới đạt đến nghĩa chơn thật của chữ nghe.

Suy nghiệm kỹ về bốn chữ [Một lòng xưng danh], thì trước nhất bạn nên biết rõ về mình. Vấn đề thế giới, vũ trụ mà Phật giáo đề cập là việc thứ hai, thứ ba!

Phật học là học về chính mình. Tất cả vấn đề đều là từ con người của chính mình. Rốt cuộc mình cần làm gì để được thành tựu? Nếu bạn suy nghĩ kỹ vấn đề này mà bạn không tiềm ra kết quả, thì bạn không thể xem nhẹ nó, từ đó bản tâm hiện ra. Theo Luận Khởi Tín nói: Do vì cứu tế mình bị vô minh che lấp, thông thường gọi đó là chơn như duyên khởi; nhưng lấy vô minh làm trung tâm, thì lại có thể nói là vô minh duyên khởi.

Tóm lại, Luận Khởi Tín, Luận Duy Thức không nói về vấn đề vũ trụ, mà nói về vấn đề chính con người mình. Luận Khởi Tín nói về vô minh, Luận Duy Thức nói về Thức A Lại Dạ đều là chỉ tên khác của tự ngã tồn tại trong tâm mỗi người.

Để tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình, chúng ta phải nghĩ ra nhiều phương pháp khác nhau để cứu lấy chính chúng ta, từ cái tự ngã đang bám víu chấp. Vì mối liên hệ này mà có những tác phẩm như:”Luận Khởi Tín”, “Luận Duy Thức”. Bốn mươi chín năm thuyết pháp của Đức Thế Tôn gồm 3 tạng mười hai bộ, và sự xuất hiện của chư Tổ trong quá khứ đều là vì vấn đề này. Vì vậy, phẩm Phổ Môn này hoàn toàn vì cứu độ cái tự ngã của tất cả chúng sinh, ngoài ra không có gì khác.

Như trên đã nói, ham muốn là nguồn gốc của mọi khổ đau. Vậy thử hỏi: “Ham muốn từ đâu ra”?” Có thể khẳng định một câu rằng: “ Từ bản ngã mà ra”! Do vì vô minh chấp trước tự ngã nên sinh ra ngã chấp, từ ngã chấp sanh ra pháp chấp. Nên chúng sanh cứ mãi lang thang trên con đường mê, chịu mọi đau khổ, tạo mọi tội lỗi, đều do chấp ngã và chấp pháp mà ra.

Thực ra mà nói, con người ở đời giống như hoa đốm trong hư không, như bóng trăng dưới nước, chỉ hư giả không thật có. Bám vào tự ngã là do lòng tràn đầy tham sân tà mạng và ác kiến. Đây chính là thói xấu ác, nhiễm ô nơi mỗi người, mà chúng ta khó nhìn ra. Chúng ta muốn quán sát nó, thì cần có tấm gương sáng đại từ đại bi chân thật bất hư để soi chiếu. Tấm gương sáng chân thật bất hư đó chính là ngày đêm chúng ta luôn nhớ nghĩ , xưng niệm, không xa lìa tôn dung từ bi và danh hiệu của Đức Đại Bi Quán Thế Âm. vốn dĩ chấp ngã và chấp pháp là do tướng khổ ràng buộc của nghiệp, do vô minh phiền não từ vô thỉ kiếp đến nay gây ra. Phàm phu ở đời nếu muốn đoạn trừ, để thành tựu thanh tịnh vô cấu, xem ra không dễ. Chỉ có thể khi và chỉ khi nào chúng ta tu tập quán xét chuyển hữu lậu thành vô lậu, bỏ sanh tử đạt Niết Bàn thì mới thấu tỏ.

Người mà đặt cái chết ở trước mắt, biết giờ lâm chung, đó là bậc tối thánh thần, là bậc chân thật nhất không ai qua.

Người ta thường nói: “ Người sắp chết, lời của họ tốt lành”, tức là khiến bạn là người cực ác trọng tội, trong sát na lâm chung, bạn liền chuyển biến. Chúng ta không nên nguyền rủa cái chết, chết là điều không ai tránh khỏi, có sanh ắt có tử, sanh tử là sự thật ở đời. Vấn đề không ở chỗ chết hay không chết, mà ở chỗ khi chết có vướng mắc hay sợ hãi gì không ?

Chết là cuối cùng của một đời người, như tiếng nỗ, khi ấy bạn không có gì lưu luyến, như đóa hoa tuyết trong lò lửa hồng, mọi thứ đều không có giá trị, bảo vật trong đời đều không liên quan với mình nữa.

Cho nên, suy nghĩ kỹ, con người thật là rất cô độc. Mang theo mình chỉ có nghiệp thiện ác trong một đời, không có gì khác. Khi còn tại thế, tất cả dục vọng, khổ đau, đều do hai chấp ngã và pháp nẩy sinh, đến lúc mạng chung, mọi vọng chấp của bạn, không có cái gì là bạn. Suy nghĩ điểm này nơi cuộc sống hằng ngày, cần gì vọng chấp như vậy để tự mình chuốc lấy khổ đau?

[Tức thời Bồ Tát quán âm thanh xưng niệm của chúng sanh, khiến họ đều được giải thoát], đây là nói giải thoát gì? Đây là nói giải thoát các khổ đau.

Giải thoát này hoàn toàn không giống việc giải trừ trói buộc hữu hình mà gọi là giải thoát.

Như đã giảng ở trên, chúng ta nương năng lực nhất tâm xưng danh Đức Đại Bi Tịnh Thánh để giải thoát các khổ đau, có hai lợi ích:

1/Với tâm thành tha thiết, miệng niệm, tay chấp ngay ngắn, ba nghiệp hợp làm một, nhất tâm xưng danh như vậy, liền cảm được bi trí tròn đầy, nhờ từ quang của Bồ Tát Quán Thế Âm mà chúng ta không bị phiền não nhiễm ô xâm lấn, thân tâm của chúng ta xa lìa cội nguồn ác nghiệp vô minh khổ đau. Hằng ngày chúng ta có lòng tín ngưỡng thuần khiết thanh cao như vậy, thì thành tựu được hết thảy tịnh nghiệp. Đây chính là do công đức nhất tâm xưng niệm danh hiệu mà dẫn đến giải thoát thứ nhất này.

2/ Căn cứ đạo lý phân minh tự nhiên của nhân quả, chúng sanh ở trong sanh tử chịu quả báo khổ đau, nếu có thể chí thành nhất tâm xưng danh thì chắc chắn có được sự cảm ứng không thể nghĩ bàn, giải thoát mọi khổ đau. Đây là giải thoát thứ 2. Công đức linh cảm của Đức Quán Âm rất lớn, người nhất tâm xưng danh hiệu Bồ Tát liền được giải thoát mọi khổ đau. Nhân vì chúng ta bị khổ đau ràng buộc, nhưng nhờ có năng lực nhất tâm xưng danh ngài, thì dù có mọi đau khổ chúng ta cũng nhẫn chịu được, đây là hiển hiện công đức tự nhiên, công đức giải thoát, có được kết quả công đức như vậy là do chí thành nhất tâm xưng danh Bồ Tát mà ra.

Bất luận là Nhĩ căn viên thông là tốt, Nhất tâm xưng danh là tốt, hay đều được giải thoát là tốt, tất cả không nằm trên phương diện lý luận mà bỏ đi mục đích của giải thoát, trở về nương cội nguồn thì thân khẩu ý được tương ưng. Nếu nhất tâm xưng danh thì tự nhiên nhờ Nhĩ căn viên thông mà nhận được diệu quả giải thoát, nên khi muốn đạt được thân tâm hoan hỉ thì cần phải nhất tâm xưng danh.

Nói về giải thoát khổ đau để mình đạt cảnh giới tự do tự tại, hầu như mọi người cảm thấy không dễ chút nào, kỳ thật, chúng ta bị sợi dây chấp ngã, xiềng xích phiền não trói buộc, nên không có được chút tự do, vì vậy, lẽ đương nhiên là rất đau khổ. Nhưng sợi dây, hay xiềng xích này, chắc chắn không phải từ bên ngoài trói cột chúng ta, mà là chính mình tự buộc lấy mình. Xưa kia có người hỏi: “ Bạch Hoà Thượng! Xin ngài chỉ dạy cho con pháp môn giải thoát “? Hòa Thượng hỏi: “ Ai trói ông “?

Từ câu vẹn hỏi lại, chứng tỏ không có ai trói buộc chúng ta, mà chính mình tự trói buộc mình, chúng ta biết mình bị trói buộc, nếu chúng ta có thể cởi trói sợi dây chấp ngã bằng tâm bình đẳng và phá vỡ xiềng xích của phiền não bằng niệm từ bi, thì Đức Quán Thế Âm hiện ra giải thoát cho bạn.

Bỏ tâm chấp ngã, đắc tự tha bình đẳng, thể nhận ta là tất cả chúng sanh, tất cả chúng sanh là ta, đạt đến cảnh giới đại bi này, tâm của chúng ta, có thể nói đích thực là thoát ly ô nhiễm, trở nên thanh tịnh hoàn toàn.

Bấy giờ, Bồ Tát Quán Thế Âm là tâm ta; nếu tâm ra và tâm Bồ Tát hợp làm một, thì tự nhiên thoát ly khổ đau mà mình chịu do chấp ngã, xả bỏ được lo lắng xen tạp do vọng niệm dấy khởi. Tâm thanh tịnh như thế, gọi là nhất tâm. Gọi là nhất tâm, thì chỉ một không hai. Không có hai tâm, thì chỉ có một niệm thanh tịnh, không có mảy may mê vọng, đó là tâm cảnh đạt được do nhất tâm xưng niệm danh hiệu, cũng là Bồ Tát Quán Thế Âm ban cho bạn được giải thoát mọi khổ đau.

Tu Viện An Lạc, California, 12:30 khuya 
17-12-2024
Hậu Học-Thích Chúc Hiền (Kính lược dịch)

 

五、無盡意發問

  這部普門品,從頭到尾都是說的信仰觀世音菩薩,全文分為長行與偈頌的兩大段。長行是散文的體裁,偈頌像韻文體的詩歌。因為偈頌是長行的複述,所以,普門品中的要旨,完全包含在長行中。長行又分為兩段問答:第一段是無盡意菩薩問觀世音菩薩,以何因緣而得名。第二段是問觀世音菩薩在娑婆世界,是以什麼方便,而為眾生說法。現在將第一段的發問解釋如下:

【爾時無盡意菩薩,即從座起,偏袒右肩,合掌向佛,而作是言:「世尊!觀世音菩薩,以何因緣,名觀世音?」】

  這是無盡意的問話,也可以作為本品的序分看。

  「爾時」,是指什麼時候說的呢?依智顗的觀音義疏記上說:釋尊在講完東方妙音菩薩來往品,而即將開講西方觀世音菩薩普門品的當兒,爾時,就是指的那個時候。還有一種說法,是說釋尊的弟子,聽完了妙音菩薩來往品,歡喜踴躍以後,希望再聽一點觀世音的發心來生起大眾的善心之時,爾時即指大眾均在希望之時。所以,爾時有如上二義。

  普門品是法華經中的第二十五品,前面第二十四品是妙音菩薩來往品,在那品末尾曾這樣的說:「說是妙音菩薩來往品時,四萬二千天子得無生法忍,華德菩薩得法華三昧。」普門品上的爾時,可以取前義。

  普門品是妙音菩薩來往品的姊妹品,前品妙音菩薩現色身三昧在三界六道中,到處示現,說法度生;本品是說觀世音菩薩示現色身三昧,隨類化身,說法度生的情形。

  「爾時」雖然普通的看法,是二十四品講完,二十五品開始之時,可是,在獨立讀誦普門品的時候,不一定說爾時是二十四品講完之時。所以,從佛方面講,爾時就是佛觀機當講普門品之時;在眾生方面講,爾時是眾生因緣成熟要聽普門品時。其實,不管什麼時候也是爾時,爾時是無限的。

  「無盡意菩薩」,是東方不眴世界普賢如來的補處菩薩。東方不眴世界,是只有菩薩沒有聲聞,沒有緣覺的國土。普賢如來是那裡的教主,這位菩薩是在如來之下,補助教化的。可是現在他受了如來的慈命,到娑婆世界來補佐釋尊的教化,因此靈鷲山法華會上的坐列之中,也有他的一席。現在由他出現發問觀音菩薩的因緣,意義是很深的。

  「無盡意」,是沒有窮盡,無量無邊的意思。因為這位菩薩,以世界無盡,眾生無盡,業果無盡,而菩薩度生的悲願也無盡,所以叫做無盡意。

  照以前所說,法華的妙理是諸法實相。有些不知萬象是由差別因緣所生的假相,而執著為有的,那就是凡夫的迷界。依因緣的存在,執一切皆空,這是小乘或權大乘。在實大乘中,從萬物差別來說不偏於有;從萬物一體來說不偏於空;認為無盡相關的萬物,都是諸法的實相。天地萬物,都是相施相惠以利他,這實在全是菩薩的願行。光利自己,這是聲聞緣覺不明白世界相施相惠的原理。這一位無盡意菩薩,以無盡的大悲,濟度無盡的眾生,這無盡即是大乘的根本之義。觀世音菩薩,名遍十方,望重群賢,普門示現,悲願無盡,所以與這位菩薩出問,意義實在深長。

  「即從座起」,將要聽聞釋尊說法的時候,無盡意菩薩從自己的座位上起來,偏袒右肩,合掌向佛,端正頂禮,這是向釋尊問法的開端。

  在天台的觀心釋中說:「空即是座,於此空無所染著,故謂之起」。這位菩薩,就是常以諸法皆空為座。原來,離開有空二邊才能證得中道的實智,所以于諸法皆空之座,亦不染著。諸法皆空是平等門,現在這位菩薩奉了東方不眴世界教主普賢如來之命,到靈鷲山釋迦的法華會上,應機發問,因此從平等空座而起,現起差別眾生的有門,所以說「即從座起」。

  「偏袒右肩」,這就是我們披搭袈裟的樣子,以袈裟覆蓋了左肩,袒露出右肩的姿態。在印度,袈裟所以要露出了右肩,那是為了做事的時候比較方便,為了替師傅作事時有莊重的儀表,就是表示恭敬的意思。

  所以,我們在禮拜佛菩薩的時候,模倣這偏袒右肩的印度之風。依觀心釋的解釋,覆和露,是表空假二諦的權實二智,空諦是實智,實智是不可說,所以左肩覆蓋;假諦是權智,所以右肩露出。或者說,左肩表禪定,右肩表智慧。現以袒露右肩,即是從禪定起而開放智慧的光明。

  「合掌向佛,而作是言」,合掌,是雙手的手掌十指相合,叫做合掌。在印度,這是表示對上的一種恭敬的禮節。進一步的解釋合掌,兩手十指,相當於十界,把它合而為一,成為十界一如,是表示眾生與佛,迷與悟,是不二的。

  無盡意菩薩從座而起,偏袒右肩,合掌向著法王座上說法的三身具足的釋迦牟尼佛,起如次的發問,即是「而作是言」。

  現在所說三身具足的釋迦牟尼佛,關於三身之義,實有一說的必要。

  三身:就是法身、報身、應身。法身是真如之理,體驗到了這個的,即是圓滿法身;報身是以體得之理而顯佛智是為報身;隨緣應現,廣度眾生,是為應身。釋迦牟尼,就是具備了這三身之德。

  從「爾時」到「而作是言」,是本品的序分。從「而作是言」以下的長行,到後面重頌的覆述,乃至直到重頌最後的一句「是故應頂禮」,是正宗分。自「爾時持地菩薩」以下,是流通分。

  「而作是言」以下是無盡意菩薩向釋迦牟尼佛的問話,也就是正宗分的開端。

  「世尊!觀世音菩薩,以何因緣名觀世音?」

  這是無盡意菩薩問釋迦世尊:「觀世音菩薩,究竟是以什麼因緣而得名觀世音的呢」?此處經文,並不須要特別解釋,只須來解釋一下「世尊」。

  釋迦牟尼佛,是三界的導師,四生的慈父,於世出世閒最尊無上,所以叫做世尊。世尊就是如來十號的總稱,這十號是據如來之德而立的十種尊稱。就是如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛。

    如來────從真如實相而來。

    應供────具有受一切眾生供養之德。

    正偏知───得平等正覺。

    明行足───具足妙行。

    善逝────猶如妙德,以無量智慧,而能斷諸煩惱,以趣佛果。

    世間解───具足世出世間之智。

    無上士───超出一切有情,最勝無上。

    調御丈夫──調御一切煩惱魔障的大丈夫。

    天人師───為一切人天師表。

    佛─────是佛陀的略稱,又作浮圖;譯為覺者,覺有自覺,覺他,覺

          行圓滿的三覺。自覺是自己得到菩提涅槃的妙果,再來教導

          一切眾生是覺他,以此二覺圓滿,名覺行圓滿。所謂三覺圓

          ,萬德具,即稱為佛陀。

    六、釋尊應答

【佛告無盡意菩薩:「善男子!若有無量百千萬億眾生,受諸苦惱,聞是觀世音菩薩,一心稱名,觀世音菩薩,即時觀其音聲,皆得解脫」!】

  這段文,是釋迦牟尼佛的總答,是一卷普門品的大綱。觀音菩薩的悲心和誓願,眾生稱念的方法和得益,完全包含在這段文句之中。普門品中,即以此為最重要的地方。

  而且,翻譯觀世音菩薩名號的來由,也是從這段文中來的。

  「佛告無盡意菩薩」,就是釋迦牟尼佛回答無盡意菩薩的問話。「善男子」,此是直指無盡意菩薩。

  這段文中,包含了三點要義。但眾生與諸苦惱,實有先來說明的必要。

  「眾生」,梵語是「薩埵」,是一切生物的命名。稱一切生物為眾生有三點理由:

    一、與眾共生於世。

    二、眾多的因緣和合而生於世。

    三、受生於眾多之處。

  眾生這一名詞,本是舊譯,玄奘的新譯改為有情,以別於一切無生之物。

  在本文裡說有無量百千萬億眾生,如地獄界的眾生,餓鬼界的眾生,畜生界的眾生,修羅界的眾生,這些被苦惱煎迫著的四惡趣眾生,實在已有無量無數。但佛陀講經全以人間為對象的中心,觀世音菩薩,是娑婆世界大慈大悲的救主,那些眾生,在人間也可以看出來。好比,世間的人,在每一天之中,有時生起瞋恚的地獄心,有時生起貪慾的餓鬼心。有時生起忤逆亂倫的獸性心,所以,人間就具有了四惡趣。

  「諸苦惱」是指後面所講的七難,三毒等苦。因為這一節是總答,下文才來分別解說。所說的那個苦惱有各別不同,除了七難三毒之外,尚有四苦八苦等。這些苦惱,完全是人間內心的地獄苦惱,餓鬼苦惱,畜生修羅苦惱。然而,要詳細看看這些苦惱的本源,就可知道由于求生的欲望而起。

  人要求生,沒有比得上這種欲望更強大熾烈的,所以這個欲望即是引起一切諸煩惱的來源。

  「聞是觀世音菩薩」,這一個「聞」字,是從「耳根圓通」一義而來,「耳根圓通」與「一心稱名」「皆得解脫」,為這段總答文中的三大要義。

  「聞是觀世音菩薩」,是說眾生聞觀世音菩薩的名字名號。眾生若聞之而稱名,則觀世音聞其音聲使他皆得解脫一切苦難。「聞」字,眾生聞觀音,觀音聞眾生,菩薩與眾生相聞,相應,於是就顯示了感應道交之妙。由於耳根所聞,菩薩與眾生才能感應融通,所以叫耳根圓通。

  楞嚴經中說聞字有三真實:

    一、通真實,耳與目不同,有障礙物,目所不見,而耳卻能聽聞一里之外的音聲。

    二、圓真實,目只能用在正面看,而耳朵不管前後左右,都能聽到聲音。

    三、常真實,過去的事,能夠傳到現在,現在的能夠傳到未來而能不變。這三點皆是耳根優勝之處。

  又可以這樣說:娑婆世界的教化,以聞音為主。為救一切眾生的苦惱,所以觀世音菩薩含有為娑婆世界人間救主的意義。

  「一心稱名」,這是說眾生如果一心稱念觀世音菩薩,就能被此菩薩救濟,關于這點,應該要特別的注意。

  先說「一心」,一心就是念於心中的那一種念。念念與觀音合而為一,沒有他念混入,叫做一心。次說「稱名」,稱名是稱「南無大悲觀世音菩薩」的名號。一心稱名,務要注意稱名上面,所冠的一心二字。心念是根本,要念到我是觀音,觀音是我,而不覺出之於口,那才是稱名的音聲。有人說,一心稱名,我們只要心中稱念,口不必出聲,豈不是也可以嗎?如果這樣講,這是迷於理和違背自然的說法。常聽到世間上人說:「只要你心誠,你不求菩薩,菩薩也保你」,這種話不能不說他是錯誤的想像。不過,這句話,也可作為只是口頭稱念,而不誠心的一種警策之言。

  我們的身心,本來就是一如的,所謂誠於中形於外。現在眾生假若有誠誠懇懇的一心,必定發之於外而為稱名的音聲,這是自然的道理,也是稱名的真義。不但是如此,真誠懇切之念越深,就越能體驗到大悲感應賜給的安慰。一旦達到那種境地,就是叫你不要稱名,你也不知不覺的流出感激之聲來了。好比是遇到一個凜冽的寒天,或是一個炎熱的暑天,雖然不是有意的,可是在你不知不覺間,口中自然會流出冷呀熱呀的話來。

  現在我聞淨聖(即觀世音)之名而稱念,淨聖聞我一心稱念之聲而施救,這是耳根圓通。從口頭必定要發出「南無大悲觀世音菩薩」,方能達到聞字的真義。

  細細玩味關于「一心稱名」這四個字,第一在自己必定要首先把自己這個人親切的了知。佛教所講的世界問題,宇宙問題,那是第二第三的事哩!

  學佛,就是學自己。一切都是自己一人的問題。到底要把自己做成怎樣的呢?若果細細想想這個問題,就找不出一個著落來;可又不能等閑視之,那末,本心就現出來了。在起信論方面來說,因為救濟被無明隱蔽的自己,通常謂之真如緣起;然以無明為中心,又可說是無明緣起。

  簡單的來說,就是起信論,唯識論,也不是說的字宙問題,而是說的自己問題。起信論所說的無明,唯識論所說的阿賴耶識,皆是指自己心中所存的「我」的異名。

  為求自我的解脫即要想出種種方便來救度那個從我方面而執著的自己。因為有這樣的關係,所以才有起信論,唯識論之作。世尊四十九年的說法,三藏十二部的經典,歷代祖師的出現,無非也是為的這個問題。

  所以這一卷普門品,也是完全為了救一切眾生的「我」,除此而外,也無其他。

  在前面諸苦惱的地方講過了,「欲望」是一切苦惱的來源。但進一步的追問:欲望又是從什麼而來的呢?這可以肯定的說一句:是從有我而來的!眾生執著無明的我是「我執」,從我執生起我所有這是「法執」。眾生在迷途上徬徨,受一切的苦惱,造一切的罪惡,均由這我執與法執而來。

  真實的來說,人在世間上,就好像是空花水月,或是一場戲,只是虛偽而沒有真實。把一個我,完全給貪瞋邪惡充滿著。道一個醜惡的自己,污穢的自己,是很不容易看出來的。若要觀察它,必須要以真實不虛的大悲明鏡來顯照。這個真實不虛的明鏡,即是早念暮念,不離大悲觀世音的慈顏和名號。

  本來我執與法執,實是無始劫來的無明煩惱,業繫苦相。在人間的凡夫,若想把這個斷除,成為無垢清淨,幾幾乎是不容易看出來的。唯一能看出來的只有一個時候,這是一個什麼時候呢?就是轉有漏為無漏,捨生死得涅槃的時候。

  人把死擺在眼前,知道即將要死的時間,那是最神聖的,最真實不過的。

  人們常說:「人之將死,其言也善」,即使你是一個罪大惡極之人,在你將要死的一剎那,你也會立刻轉變過來的。我們不要詛咒死,死是誰也免不了的,有生必有死,生死是世間的實相。問題不在於死不死,而在死時有沒有把握,有把握的死,那又有什麼可畏?

  死是人之一生的最終,像是炮轟的一聲響,在那時候,沒有什麼值得你留戀的,好像是紅爐上的一點雪花,所有的東西都沒有價值,天下的財寶都將與自己無關。

  所以,人若好好的來想想,實在是很孤獨的!跟隨自己的唯有一生的善惡業,其他什麼都沒有。在世的時候,一切欲望,苦惱,皆由我法二執生起,遇到即將命終之時,你所妄執的一切,沒有那款是你的。想到這點,在生之日,何必去妄執這樣那樣,以自苦惱呢?

  「即時觀其音聲,皆得解脫」,這是說解脫的什麼呢?這是說的解脫諸苦惱。這個解脫並不是像解除有形的束縛叫做解脫。

  我們皈依大悲淨聖,依照前面所講的一心稱名之力,就是解脫諸苦惱,這有兩種利益:

  第一種利益是若能將虔誠的真心,口頭的稱念,端正的合拿,把這三業合而為一,這樣一心稱名,即能感得悲智圓滿,不為煩惱泥水所染的觀世音菩薩的慈光攝取。我們的身心,就會違離根本的苦惱、無明、惡業。日常有了那純潔崇高的信仰,一切的淨業即能成就。

  這是由一心稱名之德所來的第一解脫。

  第二種利益是根據因果歷然分明的道理,眾生即使身在生死之中受著苦惱的果報,如能充滿至誠的一心稱名,必然就有不可思議的感應,不覺其苦為苦,而從苦惱中解放出來,這是第二解脫。

  觀音靈感功德是很大的!一心稱名即能解脫一切的苦惱。因為我們給與生具來的苦惱終日纏繞著,不能離開,唯有以一心稱名的力量,雖有一切的苦惱,亦能忍受,這就是功德的自然顯現。這就是皆得解脫的功德,這就是從一心稱名的至誠而修來的功德果。

  不管是耳根圓通也好,一心稱名也好,皆得解脫也好,都不是單從理論上去解釋的,歸根的還是身口意三業的相應。如果一心稱名,自然就因耳根圓通而承受解脫的妙果,所以欲達到身心歡喜的時節,必須一心稱名。

  講到解脫苦惱使自己能達到自由自在的境地,一般人覺到有點不大容易的樣子,其實,我們給我執的繩索,煩惱的鐵鎖,重重的束縛著,一點得不到自由,當然是很苦惱的。但是,這個繩索或鐵鎖,決不是從外而來束縛我們的,而是我們自己替自己用繩索和鐵鎖綁起來的。過去有一個人這樣問:

  「和尚!請你指示我解脫的法門?」

  「誰縛汝?」和尚這樣的反問。

  從這反問中,可知沒有誰纏縛著我們,完全是自己纏縛著自己,即是所謂自繩自縛的。

  我們既然知道是自繩自縛,如果能以平等之心解除我執的繩,以慈悲之念打斷煩惱的鎖,則觀世音即時示現給你解脫了。

  去了我執的心,獲得自他平等,體認到我就是一切眾生,一切眾生就是我,到了這種平等大悲的境界,我們的心,已的確可說是脫離污穢而變成清淨的了。

  這時,觀世音的心就是我的心,如果我心與菩薩心合而為一,自然就脫離我執所受的苦惱,棄捨妄念所起的雜慮。如是清淨之心,叫做一心。所謂一心,就是唯一不二。沒有兩樣的心,唯是一念清淨,沒有絲毫的迷妄,這是由於一心稱名所得的心境,也就是觀世音給你苦惱的一切解脫。

 
Next
Next

Phật Quốc Ký