Người Bịnh Chân Thật

Thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác sanh năm 1622, viên tịch năm 1693, quê ở huyện Binh Khố, Nhật Bản (Tỉnh Hyogo). Ban đầu sư học Nho giáo, 17 tuổi xuất gia, vân du các nơi để học đạo. 26 tuổi đắc pháp yếu của Thiền sư Mục Ông Tổ Ngưu, trở thành người truyền thừa tông Lâm Tế. Sau sư khai mở Thiền Môn Đạo Tràng, tu sửa lại chùa thiền, môn hạ đệ tử có hơn 400 người. Thiền sư Bàn Khuê hằng ngày hoan hỷ khai thị pháp thiền cho chư hầu, bách tánh, tất cả mọi người đều có tâm thiền tánh Phật, thiền không phải là trên hình thức ngồi thiền mà thôi, thiền không sinh không diệt, ở trong sinh hoạt thường ngày, gọi là [ Thiền bất sinh]. Thiền sư Bàn Khuê khi đảm nhiệm trụ trì, lãnh chúng tu hành bằng tâm từ bi bình đẳng với mọi người; cung cấp cho Sa di từ 10 tuổi đến trưởng thành đặc biệt cho thêm bửa ăn chiều, tăng nhân 50 tuổi khỏi chấp lao phục dịch, tăng nhân 70 tuổi trở lên có thể sống độc cư ơ tăng phòng. Nếu có người bị bệnh, bất luận là môn hạ đệ tử hay tăng nhân từ ngoài đến tham học, đều xem giống nhau, cho họ trú ở nhà Diên Thọ, để được chăm sóc, do đệ tử của thiền sư Bàn Khuê là Tuyết Đình đảm nhiệm công tác chăm sóc. Vì người trong chùa làm nhiều việc, nên có người không kham nổi lao động, bèn nương đến nhà Diên Thọ nghỉ ngơi. Tăng A hướng Thiền sư Tuyết Đình kháng nghị:” Có người như vậy thật là lười biếng, giả trò bịnh để tránh né công tác”. Tăng B nói:” Người như vậy, xâm tổn thường trụ, nên đuổi đi.” Tăng C nói: “Lười biếng mới thật là người bịnh.” Một hôm, những lời đồn đoán lan khắp truyền đến thiền sư Tuyết Đình. Thiền sư Tuyết Đình nói: “Ta vâng mệnh Sư Phụ chăm sóc họ, không thể tùy ý đuổi người.” Tăng D nói: “ Thầy vâng mệnh Sư Phụ chăm sóc người bịnh chán tu hành sao? Thiền sư Bàn Khuê nghe vậy ôn tồn bảo: “ Thân thể không khỏe là bịnh, lười biếng là bịnh, chán tu hành là bịnh, xem thường người khác là bịnh, bất luận thế nào, cốt yếu là làm sao không bịnh mới quan trọng.” Đại chúng vâng lời, mỗi người tự phản tỉnh sanh lòng hổ thẹn, từ đó tinh tấn tu hành, đạo phong phát triển mạnh mẽ.

Tu Viện An Lạc, California, 3:30 chiều 4-12-2024
Thích Chúc Hiền (Kính lược dịch)

真正的病人

盤珪永琢禪師,出生於一六二二年,一六九三年圓寂,是日本兵庫縣人。他最初學習儒教,十七歲出家,雲遊於各地參學,二十六歲得到牧翁祖牛禪師的法要,成為臨濟宗的傳人。之後或開創禪門道場,或修復禪寺,門下弟子有四百多人。 盤珪禪師平日歡喜對諸侯百姓開示禪法,強調人人都有禪心佛性,禪不是形式上的坐禪而已,它不生不滅,存在於日常生活之中,稱為「不生禪」。 盤珪禪師擔任住持時,領眾焚修,為人平等慈悲;給與十歲正在成長的小沙彌特別加一餐晚餐,五十歲的僧人免除勞役,七十歲以上的人可以獨居僧房。如果有人生病了,不管是門下弟子或外來參學的僧人,都一視同仁,讓他們在延壽堂受到照護,由盤珪禪師的弟子雪庭擔任照護的工作。由於寺裡人多事繁,有人不勝勞動,便藉故住到延壽堂休息。 甲僧向雪庭抗議:「有些人其實是懶鬼,假裝生病逃避工作。」乙僧說:「這樣子的人,侵損常住,必須把他趕出去。」丙僧說:「懶鬼才是真正的病人。」一時流言四起,紛紛向雪庭禪師投訴。雪庭禪師說:「我是奉師父之命來照顧他們的,不能隨意趕人。」丁僧說:「那你是奉命照顧討厭修行的病人嗎?」雪庭禪師一時無語,只有求助於住持盤珪禪師。盤珪禪師聞言,淡淡地說:「身體不好是病,懶惰是病,討厭修行是病,看輕人是病。無論如何,要怎樣不病才是要緊。」大眾聞言,各自慚愧反省,從此精進行持,道風大振。

 
Previous
Previous

Thần Tăng Trí Khải

Next
Next

Trích Dịch Từ Bài Giảng Phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát