Thần Tăng Trí Khải
Thích Trí Khải tự Đức An, họ Trần, quê ở Dĩnh Xuyên. Mẹ họ Từ, mơ thấy khói hương năm màu xoay quanh bụng, muốn phủi nó đi. Nghe có người nói: Nhân duyên đời trước nương đường để sanh, phước đức tự đến sao lại muốn trừ? Bà lại mơ thấy nuốt chuột trắng hai ba lần, lấy làm lạ bèn đi xem bói. Thầy bói nói: Đó là điềm rồng trắng. Vào đêm sanh ra sư, trong nhà hào quang sáng rỡ hai đêm liền mới hết, bỗng có hai vị tăng gõ cửa nói: Lành thay! Đứa bé này có phước đức sâu dày, chắc chắn sẽ xuất gia. Nói xong hai vị liền ẩn. Năm 18 tuổi, sư đến nương xuất gia với Sa môn Pháp Tự, chùa Quả Nguyện ở Tương Châu. Một hôm, nhân lúc nói về cách dùng thiền để thanh lọc biển tâm, lúc lặng im sư thường nghĩ đến cảnh núi rừng và thung lũng thanh vắng, mơ tưởng về vách núi cao, cảnh chiều tà có muôn trùng mây phủ, bên cạnh là biển cả lặng yên không bờ bến. Lại thấy dưới đó có một vị tăng vẩy tay đưa cánh tay ra đến tận chân núi kéo sư lên núi. Vì trong mơ sư thấy môn nhân đều bảo: Đó chính là núi Thiên Thai ở Cối Kê, chỗ thánh hiền trác tích. Trước kia có tăng Định Quang quê Thanh Châu trụ ở núi này rất lâu đến 40 năm, định tuệ song tu, vốn là thần nhân. Hai năm trước khi sư đến thần nhân dự báo cho dân biết là có vị đại thiện tri thức sẽ đến, nên trồng đậu làm tương, bện cỏ làm chiếu, xây dựng phòng xá để tiếp đãi. Sư đến Thiên Thai vào núi ấy cùng Định Quang gặp nhau hàn huyên tâm sự. Quang thưa: Bạch đại thiện tri thức! Còn nhớ những năm trước, ở trên núi tôi
đưa tay kéo ngài lên núi không? Sư kinh ngạc là Quang biết điều mà sư mơ tưởng, lại nghe tiếng chuông ngân vang hang núi. Mọi người đều lấy làm lạ. Quang nói: Chuông là triệu tập chúng khi có duyên sự ngài đến trụ nơi đây. Sau đó, sư đã chọn một nơi tốt để trác tích tu hành. Đây là đầu nguồn của suối Nam La ở Phật Lung Sơn, phía Bắc chỗ Thạch Quang đang ở. Nơi đây thanh vắng dễ tìm được chơn, đất bằng, suối trong sư bồi hồi dừng chân nghỉ qua đêm, khoảnh khắc thấy ba người áo đỏ, cầm sớ thỉnh rằng:“ Sư hãy ở đây hành đạo.” Sau sư ở chùa phía Bắc ngọn núi Hoa Đảnh, một mình lặng lẽ tu Đầu đà. Gió lớn làm ngả cây, sấm chớp rền vang, ly mị ngàn bầy một hình trăm tướng trạng, nhả lửa tiếng kêu kinh hãi. Nhưng sư chế tâm an nhẫn điềm nhiên nên chúng tự lánh mất, lại có khi cảm thấy thân tâm phiền đau như bị lửa đốt, lại thấy hai thây chết bên cạnh gối đầu trên gối bày tỏ nỗi khổ, thiết tha cầu cứu. Sư lại nương nơi pháp nhẫn bất động như núi. Cho nên khiến cả hai duyên cương nhu cảm được liền mất. Bỗng nhiên có vị tăng người Ấn bảo:” Chế địch thắng oán mới là dũng. Mỗi mùa hạ thường thỉnh sư giảng kinh Tịnh Danh, bỗng thấy ba đường thềm thang báu từ hư không xuống, có mấy mươi vị tăng người Ấn nương thềm thang mà đi xuống, vào chùa lễ bái, tay cầm lư hương nhiễu quanh sư ba vòng hồi lâu biến mất.
Sư lập tinh xá ở núi Ngọc Tuyền huyện Đương Dương. Vua ban cho bảng chùa là Nhất Âm. Nơi đó xưa kia hoang vắng hiểm nguy có nhiều thú dữ rắn độc, nhưng sau khi có chùa thì không còn nạn lo lắng đó nữa. Mùa xuân nắng hạn, trăm họ đều cho là do thần nổi giận. Sư đến suối nước đốc suất mọi người trì kinh liền có cảm ứng mây giăng trời tuôn mưa xuống. Lời đồn sai sự thật liền tiêu. Vương Phi Tiêu của vua Tần lâm bịnh thầy thuốc chữa trị không hết. Vua cử Khai Phủ Liễu Hộ Ngôn .v.v. đem thư đến thỉnh sư, mời sư chữa bịnh cho vương phi. Sư chỉ đạo tăng chúng lập đàn chay bảy ngày, hành trì sám Kim Quang Minh, đến đêm thứ sáu bỗng có chim lạ từ trên hư không bay xuống trai đàn, lượn qua lại rồi chết, thoáng chốc bay đi. Lại nghe tiếng heo kêu, mọi người đều thấy. Sư bảo: Tướng này hiện thì Vương Phi sẽ hết bịnh. Chim chết sống lại là biểu hiện chết đi sống lại. Heo kêu u buồn là biểu thị trai phước tương thừa. Đến hôm sau thì bịnh của vương phi quả nhiên thiên giảm.
Ngày 24 tháng 12 niên hiệu Khai Hoàng thứ 17, sư ngồi ngay thẳng như nhập định rồi viên tịch trước tượng đá lớn ở núi Thiên Thai, thọ 67 tuổi.
Trích dịch từ Thần Tăng Truyện ( q.5)
Tu Viện An Lạc, California, 1:30 sáng, 23-03-2025
Thích Chúc Hiền (Kính dịch)
智顗
釋智顗。字德安。姓陳氏。潁川人也。母徐氏。夢香煙五彩縈迴在懷。欲拂去之。聞人語曰。宿世因緣寄託生道。福德自至何以去之。又夢吞白鼠。如是再三。怪而卜之。師曰。白龍之兆也。及誕育之夜室內洞明。信宿之間其光乃止。忽有二僧扣門曰。善哉兒德所重必出家矣。言訖而隱。年十八投湘州果願寺沙門法緒而出家焉。一日因說禪門用清心海。語默之際每思林澤乃夢巖崖萬重雲日半垂。其側滄海無畔泓澄。在于其下又見一僧。搖手伸臂至于岐麓。挽顗上山。顗以夢中所見通告門人。咸曰。此乃會稽之天台山也。聖賢之所託矣。先有清州僧定光。久居此山。積四十載。定慧兼習。蓋神人也。顗未至二年預告山民曰。有大善知識當來相就。宜種豆造醬編蒲為席。更起屋舍用以待之。顗往天台既達彼山。與光相見即陳賞要。光曰。大善知識。憶吾早年山上搖手相喚不乎。顗驚異焉。知通夢之有在也。又聞鍾聲滿谷。眾咸怪異。光曰。鍾是召集有緣爾得住也. 顗乃卜居勝地。是光所住之北佛壟山南螺溪之源. 處既閒敞易得尋真。地平泉清徘徊止宿。俄見三人皂幘絳衣。執疏請云。可於此行道。顗後於寺北華頂峯。獨靜頭陀。大風拔木雷霆震吼。螭魅千群一形百狀。吐火聲叫駭畏難陳。乃抑心安忍湛然自失。又患身心煩痛如被火燒。又見亡歿二親枕頭膝上陳苦求哀。顗又依止法忍不動如山。故使強軟兩緣所感便滅。忽致西域神僧告曰。制敵勝怨乃可為勇。每夏常講淨名。忽見三道寶階從空而降。有數十梵僧乘階而下。入堂禮拜。手擎香爐繞顗三匝。久之乃滅。
於當陽縣玉泉山立精舍。勅給寺額名為一音。其地昔唯荒嶮神獸蛇暴。創寺之後快無憂患。是春亢旱。百姓咸謂神怒。顗到泉源帥眾轉經。便感雲興雨t注。虛謠自滅。晉王蕭妃疾苦醫治無術。王遣開府柳顧言等。致書請命。願救所疾。顗又率侶建齋七日。行金光明懺。至第六夕。忽降異鳥飛入齋壇。宛轉而死須臾飛去。又聞豕吟之聲。眾並同矚。顗曰。此相現者妃當愈矣。鳥死復蘇表蓋棺還起。豕幽鳴顯示齋福相乘。至于翌日患果遂瘳。開皇十七年十一月二十四日。端坐如定而卒於天台山大石像前。春秋六十有七。